Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự sống trên Trái Đất từng bị quét sạch vào 2 tỷ năm trước

Hầu như toàn bộ sự sống trên Trái đất đã bị xóa sổ 2 tỷ năm trước vì một sự kiện làm thay đổi hoàn toàn bầu khí quyển.

Một nghiên cứu mới đã cho thấy những thay đổi khắc nghiệt trong bầu khí quyển đã giết chết gần như 100% sự sống trên Trái Đất cách đây khoảng 2 tỷ năm.

Các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu barit, khoáng vật hơn 2 tỷ năm tuổi ở quần đảo Belcher, vùng ngoại ô Canada, để phân tích. Những viên đá này mang theo "dấu tích hóa học" giúp họ khám phá bầu khí quyển vào thời điểm những viên đá đầu tiên hình thành, tiến sĩ Malcolm Hodgskiss, đồng tác giả công trình nghiên cứu với Đại học Stanford nói với CNN.

Nghiên cứu tập trung vào một hiện tượng gọi là "sự kiện oxy hóa vĩ đại".

Su song tren Trai dat bi diet vong 2 ty nam truoc anh 1
Những thay đổi khắc nghiệt trong bầu khí quyển đã giết chết gần như 100% sự sống trên Trái Đất cách đây khoảng 2 tỷ năm. Ảnh: CNN.

Hàng tỷ năm trước, chỉ có các vi sinh vật (sinh vật đơn bào hoặc đa bào) sống sót trên Trái Đất. Sự quang hợp của chúng làm thay đổi thành phần hóa học của khí quyển, tạo ra lượng oxy lớn đến nỗi chúng không thể duy trì sự sống.

Các vi sinh vật dùng hết chất dinh dưỡng chúng cần để tạo ra oxy, làm cho bầu khí quyển Trái Đất bị thay đổi hoàn toàn. Điều này đã tạo ra oxy trên phạm vi toàn cầu.

Nhóm nghiên cứu cho thấy, 80-99,5% sinh vật đã bị xóa sổ vào cuối thời điểm diễn ra "sự kiện oxy hóa vĩ đại".

"Ngay cả những tính toán kỹ lưỡng nhất của chúng tôi cũng cho thấy số sinh vật đã chết (trong sự kiện oxy vĩ đại) nhiều hơn số lượng khủng long bị tuyệt chủng khoảng 65 triệu năm trước", nhà khoa học Hodgskiss cho biết.

Phát hiện về những sự sống cổ xưa nhất trên Trái Đất có liên hệ với hành tinh chúng ta ngày nay vì Trái Đất vẫn dễ bị tổn thương trước những thay đổi trong khí quyển, tiến sĩ Hodgskiss nói.

Đại dương đang nóng lên, ảnh hưởng đến phần lớn chất dinh dưỡng trong Trái Đất. Dòng chảy trong đại dương cũng phá vỡ hệ sinh thái dưới nước, đe dọa các sinh vật quang hợp đóng góp hơn một nửa lượng oxy trong khí quyển của Trái Đất.

Ngôi làng Italy trên dãy Alps bị biến đổi khí hậu đe dọa rập rình

Cuộc sống tại làng Val D'Aosta trên dãy Alps đang thay đổi nhanh chóng do tình trạng biến đổi khí hậu, có ít hơn những ngày tuyết rơi, và nhiệt độ trung bình mùa đông cao hơn.

Phát hiện mới về vụ nổ vũ trụ tạo ra vàng và bạch kim

Từ quan sát đầu tiên về vụ va chạm các sao neutron năm 2017, các nhà khoa học nhận ra vụ nổ tia gamma năm 2016 là một kilonova, tức loại vụ nổ tạo ra vàng và bạch kim trong vũ trụ.


Hà Lan

Bạn có thể quan tâm