Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện mới về vụ nổ vũ trụ tạo ra vàng và bạch kim

Từ quan sát đầu tiên về vụ va chạm các sao neutron năm 2017, các nhà khoa học nhận ra vụ nổ tia gamma năm 2016 là một kilonova, tức loại vụ nổ tạo ra vàng và bạch kim trong vũ trụ.

Vụ va chạm giữa các sao neutron, được phát hiện vào tháng 8/2017, đã tạo ra sóng hấp dẫn, các nguyên tố nhẹ và nặng như vàng và bạch kim. Nhưng các nhà thiên văn học nhận ra rằng họ cũng đã chứng kiến một kilonova, loại vụ nổ tạo ra vàng và bạch kim, trong năm 2016.

Quan sát năm 2017 đưa ra bằng chứng cho lý thuyết rằng các vụ nổ lớn như vậy trong không gian tạo ra lượng lớn các nguyên tố nặng. Tất cả vàng và bạch kim được tìm thấy trên Trái Đất có khả năng được tạo ra bởi kilanova cổ đại do sự va chạm của sao neutron.

vang trong vu tru anh 1
Minh họa của hai ngôi sao neutron hợp nhất. Ảnh: Đại học Warwick.

Theo CNN, việc các nhà thiên văn học có thể thực hiện quan sát trực tiếp vào năm 2017 đã thay đổi những gì họ mong đợi về hình dạng của một kilanova.  Vì vậy, họ đã quan sát và nhìn lại các sự kiện khác.

Cụ thể, họ đã xem xét một vụ nổ tia gamma tháng 8/2016. Sự kiện có tên GRB160821B, được theo dõi vài phút sau khi được Đài thiên văn Neil Gehrels Swift của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện.

Phân tích mới về sự kiện năm 2016 được công bố hôm 27/8 trên tạp chí hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia.

Nhóm nghiên cứu nhận ra họ đã quan sát một kilanova vào năm 2016 mà không hay biết. Các nhà nghiên cứu hiện tin rằng đó cũng là kết quả của vụ va chạm sao neutron.

Phát hiện của sự kiện năm 2016 không có nhiều chi tiết như sự kiện năm 2017 nhưng hồ sơ ghi nhận từ vài giờ đầu tiên đã tiết lộ những hiểu biết mới về các giai đoạn đầu của kilanova. Các nhà thiên văn học thực sự đã có thể nhìn thấy vật thể hình thành sau vụ va chạm, điều không có trong sự kiện năm 2017.

"Tàn dư có thể là sao neutron khổng lồ, từ tính cao được gọi là magnetar, chúng sống sót sau vụ va chạm và sau đó sụp đổ vào hố đen", Geoffrey Ryan, đồng tác giả nghiên cứu và là thành viên của Viện Hợp tác Nghiên cứu Khoa học Vũ trụ thuộc Khoa Thiên văn học của Đại học Maryland, cho biết.

"Điều này thật thú vị, bởi vì lý thuyết cho thấy rằng một magnetar sẽ làm chậm hoặc thậm chí ngừng quá trình sản sinh ra kim loại nặng, đó là nguồn cuối cùng của ánh sáng hồng ngoại đặc trưng của kilonova. Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng kim loại nặng bằng cách nào đó có thể thoát khỏi nguồn nhiệt của vật chất sót lại", Ryan nói.

Hiện tại, các nhà khoa học muốn áp dụng hiểu biết mà họ có được từ nghiên cứu này cho các sự kiện khác trước đó. Điều này cũng sẽ cải thiện quan sát của họ về các sự kiện trong tương lai để phát hiện các loại kilanova khác nhau, như trường hợp của siêu tân tinh.

Tàu vũ trụ bí ẩn của Mỹ lập kỷ lục về thời gian lưu lại không gian

Tàu vũ trụ X-37B của Không quân Mỹ vừa hoàn thành ngày thứ 718 trên quỹ đạo, khiến nó trở thành con tàu thực hiện sứ mệnh lâu nhất trong một chương trình thử nghiệm bí mật.

NASA điều tra hành vi phạm tội đầu tiên xảy ra ngoài vũ trụ

NASA đang điều tra cáo buộc một phi hành gia truy cập vào tài khoản ngân hàng của đối tác từ Trạm Vũ trụ Quốc tế, nghi ngờ đây là hành vi phạm tội đầu tiên ngoài không gian.

Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm