Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự nghiệp hội họa Trịnh Lữ qua sách 'Vẽ gì cũng là tự họa'

Sách “Vẽ gì cũng là tự họa” không chỉ tập hợp tác phẩm tiêu biểu của Trịnh Lữ mà còn là lời tâm tình nhẹ nhàng, sâu lắng về nghệ thuật.

Trịnh Lữ (tên thật Trịnh Hữu Tuấn) được nhiều người biết tới qua những bản dịch tài hoa như: Đại gia Gatsby, Rừng Na Uy, Cuộc đời của Pi, Con nhân mã ở trong vườn, Utopia - Địa đàng trần gian... Bên cạnh trang sách dịch, ông còn là nghệ sĩ với những bức vẽ tinh tế.

Sách Vẽ gì cũng là tự họa (Nhà xuất bản Mỹ thuật và Omega Plus phát hành) tuyển chọn tranh đẹp cùng câu chuyện nghệ thuật của Trịnh Lữ. Đây là cuốn sách mở đầu cho tủ sách Mỹ thuật Việt Nam do Omega Plus thực hiện. Một số tác phẩm có trong sách sẽ được trưng bày tại triển lãm "Vẽ gì cũng là tự họa" diễn ra ngày 4-11/1 tại The Muse Artspace (Hà Nội).

Sach hoi hoa cua Trinh Lu anh 1

Sách Vẽ gì cũng là tự họa. Ảnh: O.P.

Vẽ thế giới nội tâm

Vẽ gì cũng là tự họa tuyển chọn những bức tranh mà Trịnh Lữ vẽ từ năm 1963 tới nay.

Các tác phẩm được chia thành ba phần: Vẽ người, tĩnh vật, phong cảnh. Phần “Gỗ và lửa” cho thấy họa sĩ Trịnh Lữ chưa dừng lại sự nghiệp của mình. Ông vẫn vẽ và làm việc. Sách cũng tập hợp bài viết về quan điểm nghệ thuật của Trịnh Lữ, bài đánh giá về nghệ thuật của ông.

Lật mở ấn phẩm, bạn đọc như được tham gia một triển lãm tranh, thưởng thức những tác phẩm mà ông vẽ từ nhỏ cho tới hiện nay. Mỗi tác phẩm chứa đựng câu chuyện riêng của tác giả về người thân, bạn bè, nhân tình thế thái cùng những tháng ngày say mê vẽ của ông.

Trong phần mở đầu sách, họa sĩ Trịnh Lữ viết đôi lời gửi bạn đọc, trong đó cho biết ấn phẩm được thực hiện từ ý định “ra một cuốn sách nhỏ, có cả tranh cũ tranh mới, cùng dăm câu ba điều về việc vẽ nên chúng trong suốt hơn sáu chục năm qua”.

Về tên sách Vẽ gì cũng là tự họa, tác giả Trịnh Lữ giải thích: “Mình vẽ theo lối ‘mắt thấy, tay vẽ’, mà phải yêu cái gì thì mới vẽ được cái đấy. Sau vẽ nhiều thì nhận ra cái mình vẽ chính là cách nhìn, cảm thấy, do đó chính là con người mình. Thành ra, vẽ gì ngoại cảnh cũng thực là vẽ cái thế giới nội tâm và vẽ chính mình”.

Nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng cho rằng khi vẽ tranh chân dung, họa sĩ Trịnh Lữ quá tôn trọng người ngồi trước mặt, quá “chiều” người mẫu của mình. Đó là lối vẽ khách quan, để người mẫu tự nói lên cá nhân của họ, họa sĩ không can thiệp và đưa ý tưởng riêng vào đó.

Tranh phong cảnh của Trịnh Lữ thường không có người, không có sinh hoạt, là thiên nhiên vắng lặng, yên tĩnh. Họa sĩ để người xem tự cảm nhận về phong cảnh, giấu tâm trạng của mình vào đó. Ngược lại, tranh vẽ sinh hoạt của Trịnh Lữ sinh động, nhiều màu sắc, trực tiếp.

Sach hoi hoa cua Trinh Lu anh 2

Họa sĩ Trịnh Lữ. Ảnh: Nguyễn Nam Hải/FB Trịnh Lữ.

Người duy mỹ

Là con của họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc, Trịnh Lữ làm quen với hội họa từ khi lên năm, lên sáu tuổi. Nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng cho biết: “Gia đình lớn của cụ Trịnh Hữu Ngọc sống ở đây (Quán Thánh, Hà Nội), một gia đình trí thức, nghệ sĩ tiêu biểu của Hà Nội. Dường như mọi người trong nhà đều được học vẽ, đàn và ngoại ngữ. Ông Trịnh Lữ sinh ra trong một cái nôi như vậy”.

Thời trẻ, Trịnh Lữ là phát thanh viên tiếng Anh của Đài Tiếng nói Việt Nam, sau đó ông sang Mỹ làm việc gần 15 năm cho các dự án truyền thông và giáo dục của Liên Hợp Quốc. Khoảng thời gian ấy, ông vẫn dịch sách, vẽ tranh, rồi trở về Việt Nam sinh sống từ 2002.

Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng nhận xét về con người và sự nghiệp của Trịnh Lữ: “Tôi có cảm giác, ông vẫn như thế trong suốt cuộc đời mình - nhẹ nhàng sống và làm việc, không tranh đoạt, gay cấn với cái gì, không thay đổi cách vẽ, cách viết. Đó chính là cái hơi lạ, vì một người đã vẽ ít nhất 50 năm qua, mà dường như bút pháp vẫn thế, được định hình ngay từ đầu. Nét bút cũng không già đi theo năm tháng”.

Theo nghệ sĩ điêu khắc Đào Châu Hải, Trịnh Lữ là họa sĩ có ngôn ngữ biểu hiện tinh tế trong kỹ thuật thể hiện trạng thái tâm lý con người và cảnh vật thiên nhiên. Ông vẽ trước tiên để cho mình, kể lại câu chuyện của chính mình một cách trung thực những gì cảm thấy, quan sát về cuộc sống mà ông trải nghiệm.

“Trịnh Lữ là mẫu người duy mỹ đặc biệt mà tôi được biết. Ông tin tưởng chắc chắn rằng: Thế giới này thật đáng sống, con người thật hiền hòa tử tế trong thiên nhiên đầy quyến rũ mộng mơ”, nghệ sĩ Đào Châu Hải nhận định.

Đem lại xúc cảm mới khi đọc tác phẩm văn chương Việt

Tủ sách Văn chương và Mỹ thuật gồm các tác phẩm văn học Việt Nam giá trị. Mỗi cuốn sách được một họa sĩ đương đại vẽ minh họa.

Sách nghệ thuật được quan tâm

Theo giám tuyển nghệ thuật, dịch giả Nguyễn Như Huy, gần đây, dòng sách nghệ thuật bỗng được quan tâm, đặc biệt là với sự xuất hiện của tác phẩm "Câu chuyện nghệ thuật".

Co giao 'cham sach' hinh anh

Cô giáo 'chạm sách'

0

“Chạm sách” là hoạt động khuyến khích học sinh trường THPT Hòa Ninh (Long Hồ, Vĩnh Long) đọc sách, yêu quý sách do thạc sĩ Văn học nước ngoài Trần Huỳnh Nhị chủ trương.

Lam sao de co duoc nang luc lam Dan hinh anh

Làm sao để có được năng lực làm Dân

0

Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Đỗ Thu

Bạn có thể quan tâm