Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự kính trọng của người dân đối với TBT Nguyễn Phú Trọng

“Nhìn lại lịch sử, trong mỗi thời kỳ bi ai, lúc mà sự sinh - tử - tồn - vong của dân tộc mong manh thì may mắn thay, luôn xuất hiện những nhân vật đầy lý tưởng và tầm vóc”.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với người dân xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân.

Trong cuốn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế (Báo Nhân dân tuyển chọn) có nhiều bài viết của nhiều trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, cán bộ, đảng viên, người lao động đã bày tỏ sự kính trọng với tình cảm chân thành nhất dành cho người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ta.

Người phất lên ngọn cờ tiêu diệt bằng được tham nhũng

Các bài viết này có nhiều cách nghĩ, góc nhìn khác nhau, nhưng có điểm chung là khẳng định bản lĩnh, trí tuệ của người đứng đầu Đảng, Nhà nước ta trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và tăng cường đối ngoại.

Một số bài viết còn khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một kẻ sĩ tiêu biểu, một nhân vật tầm vóc, lý tưởng, xuất hiện đúng lúc và được lịch sử chọn lựa để thực hiện công cuộc đốt lò, tiêu diệt bằng được hiểm họa của đại dịch tham nhũng, thắp sáng và củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, vào chế độ.

Trong bài Danh thơm là lẽ sống của kẻ sĩ, nhà văn Nguyễn Hiếu cho rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mang trong mình những đặc trưng lớn nhất của bậc sĩ phu Bắc Hà là sự học hành, hiểu biết, nhân cách làm người; cùng với đó là tiết tháo của kẻ sĩ Bắc Hà: “giàu sang không thể cám dỗ, nghèo khổ không thể chuyển lay, quyền uy không thể khuất phục”.

Theo tác giả, người có học bao giờ cũng trọng danh dự và xa lánh mọi ham hố vật chất, sự ích kỷ vun vén quyền lợi cho cá nhân, cho gia đình mình. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kinh qua rất nhiều chức vụ cao nhất của Đảng, của Nhà nước nhưng từ việc lớn cho đến việc nhỏ, trong dân gian chưa có lời đồn, giai thoại nào về sự lợi dụng quyền hạn của ông để mưu lợi cho mình, cho người thân.

Trong công cuộc phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dùng cả dũng khí và mưu lược của một kẻ sĩ Bắc Hà, để phất lên ngọn cờ tiêu diệt bằng được sự tham nhũng, lộng quyền.

Lò lửa phòng chống tham nhũng của Tổng Bí thư được nuôi bằng lương tâm, dũng khí mà còn bằng trí tuệ, tài thao lược bài bản, có lớp lang của một kẻ sĩ có tâm, có tài, có dũng.

Tác giả viết: “Nói về tham nhũng của giới quan trường thì thời nào và ở nước nào cũng có và việc tiêu diệt nó đều là những việc làm quả cảm nhất, công bằng nhất vì cuộc sống của người dân, sự tồn vong của thể chế...”.

“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - với tư cách là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhìn ra mối nguy cơ của đại dịch tham nhũng, bằng tất cả dũng khí và mưu lược của một kẻ sĩ Bắc Hà, đã phất lên ngọn cờ tiêu diệt bằng được sự tham nhũng, sự lộng quyền. Ông trở thành một người đốt lò vĩ đại đã nhóm lên chiếc lò được cháy lên bằng ngọn lửa của lương tâm, và công lý để thiêu hủy bằng được cơn đại dịch tham nhũng và lạm quyền”.

Chiếc lò đó đã bắt đầu và sẽ liên tục thiêu ra tro những củi gộc mối mọt, độc địa. Nhờ có chiếc lò và ngọn lửa hợp lòng dân như vậy nên chưa bao giờ cuộc chiến đấu chống tham nhũng lại quyết liệt, công bằng và có kết quả như lúc này”.

Nguyen Phu Trong anh 1

Sách Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Ảnh: Việt Linh.

Lịch sử cần chọn thêm người tiếp tục nguồn cảm hứng của Tổng Bí thư

Còn tác giả Phan Đăng, trong tư cách của một người quan sát, thì cảm nhận rõ một phong cách sĩ phu, một nội lực phương Đông truyền thống ở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong bài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Một sĩ phu Bắc Hà, tác giả cho rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiêu biểu cho một mẫu quan chức hoàn toàn liêm chính, một người “đốt lò” đầy lý tưởng và tâm huyết.

Tác giả viết “Ngài Trọng quê ở Đông Anh, Hà Nội, và từ cuộc sống đời thực của Ngài, của vợ, con Ngài đến cuộc sống quan trường với những đường đi nước bước cực kỳ bài bản, quyết liệt mà Ngài tung ra trong cuộc quyết chiến với tham ô, tham nhũng đều toát lên rất rõ cái phẩm chất sĩ phu ấy - “sĩ phu Bắc Hà”! Bình dị, điềm đạm mà lẫm liệt, uy nghiêm, tôn quý ở Ngài”.

Tác giả cũng cho rằng, lịch sử đã lựa chọn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để thực hiện công cuộc đốt lò, tiêu diệt bằng được hiểm họa của đại dịch tham nhũng, thắp sáng và củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân. Tác giả cũng hy vọng, trong tương lai sẽ có người kế tục, tiếp nối công cuộc đốt lò của Tổng Bí thư.

Tác giả viết: “Nhìn lại lịch sử, trong mỗi thời kỳ bi ai, lúc mà sự sinh - tử - tồn - vong của dân tộc mong manh thì may mắn thay, luôn xuất hiện những nhân vật đầy lý tưởng và tầm vóc. Chính họ đã dắt dân tộc đi từ bóng tối ra ánh sáng, và quan trọng nhất, họ giúp nhân dân của mình sống dậy một niềm tin: Thì ra ánh sáng là có thật”.

“Có lẽ lịch sử chọn Ngài Nguyễn Phú Trọng để làm sạch lại một bộ máy đang bị biến chất. Nhưng lịch sử cần chọn thêm một người hoặc một nhóm người nữa để tiếp tục nguồn cảm hứng mà Ngài Trọng tạo ra, từ đó giúp dân tộc có điều kiện để cất cánh nay mai”.

Công cuộc đốt lò, tiêu diệt tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn khởi xướng đã khiến cho những hang ổ tham nhũng bị truy quét đến cùng. Trong cuốn sách, có nhiều bài viết thể hiện niềm tin tuyệt đối của quần chúng nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng và ”Người đốt lò vĩ đại.

Trong bài Không có vùng cấm - Tinh thần Tổng Bí thư, tác giả Ngô Nguyệt Hữu viết: “Và cho đến thời điểm này, thì không còn ai có thể nghi ngờ về thái độ cứng rắn, kiên quyết của Đảng, Nhà nước và Chính phủ trong công cuộc đấu tranh với giặc nội xâm, khôi phục niềm tin của nhân dân, đưa quốc gia từng bước phát triển bền vững. Chưa bao giờ niềm tin trong nhân dân về quyết tâm của Đảng đối với công cuộc chống tham nhũng lại dâng cao như vậy”.

Cùng chung suy nghĩ này, trong bài Người thắp sáng niềm tin tác giả Ngô Thu Anh viết: “Nhân dân không chỉ đứng bên cạnh đồng chí, nhân dân còn đặt niềm tin rất cao vào năng lực, nhân cách và lòng kiên định, lập trường rõ ràng của Tổng Bí thư, trong bối cảnh hiện nay của đất nước, để tiếp tục chiến đấu, chiến thắng kẻ thù tham nhũng, để bảo vệ Đảng, bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ nhân dân”.

Những điểm nổi bật trong lý luận về CNXH của Tổng bí thư

Hệ thống nhận thức lý luận của Tổng Bí thư là sự kết tinh của kinh nghiệm thực tiễn và trí tuệ tập thể của Đảng và nhân dân, là sự định hướng phấn đấu vì sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người soi đường cho văn nghệ sĩ

Những quan điểm kết tinh từ tầm vóc trí tuệ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng bước đưa văn hóa trở thành “sức mạnh mềm,” là nền tảng để văn hóa được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.

Tác phẩm quan trọng về CNXH của Tổng bí thư

Bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận được nhiều ý kiến đánh giá, bình luận.

Khoang cach tu tham lam den tham vong hinh anh

Khoảng cách từ tham lam đến tham vọng

0

Tham vọng bắt nguồn từ tâm tham cầu - một trong những phiền não lớn nhất của con người. Gọi nó là phiền não vì nó luôn khiến cho ta khổ, nắm bắt được cũng khổ mà không được cũng khổ. Tâm tham cầu cũng chính là mặt khác của tâm sân hận, cả hai đều xuất phát từ tâm si mê. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm