Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sử dụng chất cấm để 'làm đẹp' đàn heo

Năm 2015, lực lượng chức năng Đồng Nai phát hiện trên 30 trang trại sử dụng chất cấm salbutamol để nuôi heo. Nếu ăn phải thịt chứa salbutamol về lâu dài có thể gây ung thư.

Đồng Nai là một trong những tỉnh có đàn heo và tập trung trang trại chăn nuôi nhiều của cả nước. Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh, hiện tại địa phương có khoảng 1,7 triệu con heo với 1.500 trang trại.

Ngành chăn nuôi tại Đồng Nai đang báo động đỏ khi lực lượng chức năng liên tục phát hiện heo dương tính chất cấm. Theo ông Trần Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, năm 2015, chi cục phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức 4 đợt lấy mẫu tại 225 trang trại để xét nghiệm.

Đồng Nai có 1.500 trang trại chăn nuôi heo với tổng đàn 1,7 triệu con. Ảnh: P.T

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 31 mẫu (của 31 trang trại) dương tính với Salbutamol (chất tạo nạc thuộc nhóm beta agonist cấm sử dụng trong chăn nuôi).

Theo Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, trong dịp Tết Nguyên đán 2016, hiệp hội phối hợp cùng các đơn vị liên quan mở 7 cửa hàng bán thịt heo, gà sạch, đạt chuẩn VietGAP (thực hành chăn nuôi tốt) phục vụ người tiêu dùng.

Các điểm bán thịt này sẽ mở tại TP Biên Hòa, huyện Trảng Bom và huyện Thống Nhất (Đồng Nai). Bước đầu, giá bán thịt VietGAP bằng với thị trường. Đồng Nai hiện có trên 500 hộ chăn nuôi heo, gà được cấp chứng nhận này. 

Theo Sở NN-PTNT Đồng Nai, từ năm 2012, sở đã chỉ đạo việc lấy mẫu, kiểm soát tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi để bảo vệ người tiêu dùng. Qua kiểm tra, số hộ vi phạm và số đàn dương tính với chất cấm tăng đột biến. Trong đó, 2015 được đánh giá là năm có số hộ vi phạm cao nhất trong vòng 3 năm qua.

Ông Trần Văn Quang cho biết, nguyên nhân nông dân dùng chất tạo nạc xuất phát từ nhiều phía. Trong đó, giá heo hơi biến động tích cực nên người dân sử dụng chất Salbutamol “làm đẹp” heo để bán. Hơn nữa, chế tài xử lý các trường hợp vi phạm chỉ dừng lại ở việc phạt hành chính nên chưa đủ sức răn đe.

"Nếu phát hiện vi phạm, hộ chăn nuôi nhỏ sẽ bị phạt hành chính 5 - 10 triệu đồng, trang trại 10 - 20 triệu đồng. Lợi nhuận từ việc sử dụng chất cấm cao hơn mức phạt nên người nuôi không sợ”, ông Quang nói.

Cũng theo ông Quang, Salbutamol là chất bị cấm trong chăn nuôi nhưng được sử dụng để chữa bệnh cho người. Nguồn Salbutamol nhập khẩu chưa được quản lý tốt nên người chăn nuôi dễ dàng mua.

Người Việt chưa già đã... đổ bệnh

Bà Nguyễn Thị Khá - Ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội rất lo ngại chuyện “chưa già đã đổ bệnh” do tình trạng mất vệ sinh ATTP ở mức báo động hiện nay.

Không những các hộ chăn nuôi sử dụng chất tạo nạc, các điểm trung chuyển heo, cơ sở giết mổ cũng xuất hiện tình trạng heo dương tính chất cấm.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an TP Biên Hòa) và UBND các huyện, thị lấy 6 mẫu tại 3 cơ sở giết mổ, 2 điểm trung chuyển heo hơi. Qua phân tích, nhà chức trách phát hiện 3/6 mẫu (tỷ lệ 50%) dương tính với chất cấm Salbutamol.

Ông Quang kiến nghị, Bộ Y tế cần quản lý chặt nguồn Salbutamol nhập khẩu. Trung ương sớm điều chỉnh mức xử phạt theo giá trị lô hàng phát hiện chất cấm và tiêu hủy toàn bộ. Đối với những trường hợp tái phạm cần bị xử lý hình sự.

Ông Phạm Minh Đạo - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, để ngăn chặn việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, sở đã tăng cường kiểm tra, xử lý mạnh đối với những trường hợp vi phạm.

Cùng với việc xử phạt hành chính, lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền đến người nuôi và người sử dụng về tác hại của chất cấm đối với sức khỏe. "Sở sẽ có hướng xử lý đối với thương lái để ngăn chặn những người này cho heo ăn chất cấm trước khi giết mổ hoặc bán ra thị trường", ông Đạo thông tin.

Salbutamol làm cho heo tăng trọng nhanh, nhất là lượng nạc. Khi heo được cho ăn các chất trên thì sẽ siêu nạc, tiêu mỡ và nếu không bán nhanh thì heo sẽ chết. Do vậy, thường người ta chỉ cho dùng các chất trên khi heo gần đến ngày xuất chuồng.

Nếu ăn phải thịt heo chứa salbutamol về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng…

Kinh hoàng bột trắng bí ẩn đưa vào thức ăn chăn nuôi

Khi kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện chất bột trắng có hàm lượng gấp gần 100 lần so với giới hạn cho phép được gửi kèm thức ăn chăn nuôi.


Ngọc An

Bạn có thể quan tâm