Để trở thành vận động viên (VĐV) thể dục dụng cụ, nhiều người phải bắt đầu lúc 4-5 tuổi. Phía sau vinh quang của những tấm huy chương, bài thi hoàn hảo với kỹ thuật khó cùng động tác đẹp mắt là hàng năm trời luyện tập gian khổ, rủi ro chấn thương có thể đến bất cứ lúc nào.
Khổ luyện để tìm kiếm vinh quang
Thể dục dụng cụ là bộ môn thể thao có yêu cầu khắt khe bậc nhất. Các VĐV phải có sức khỏe tốt, dẻo dai, bền bỉ. Theo khảo sát được tờ Insider thực hiện, các chuyên gia y tế xếp thể dục dụng cụ trong nhóm bộ môn thể thao khó nhất ở mọi cấp độ, bên cạnh bóng nước và bơi lội.
Thể dục dụng cụ là môn thể thao đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố từ sức khỏe, độ dẻo dai, sự khéo léo, linh hoạt. Ảnh: Hoàng Hà. |
Chưa kể, thể dục dụng cụ bao gồm nhiều nội dung thi như cầu thăng bằng, xà đơn, xà kép, ngựa tay quay... Với mỗi bài tập, VĐV có bộ kỹ năng khác nhau và cần đạt được độ chính xác của từng kỹ thuật, động tác sao cho bài thi ở mỗi nội dung luôn hoàn mỹ nhất.
Ví dụ, trong thi đấu, ở nội dung ngựa tay quay, VĐV cần tập trung sức mạnh và đảm bảo có sự phối hợp của tay và mắt. Trong khi đó ở nội dung vòng treo, toàn bộ sức mạnh tập trung vào đôi tay, sự khéo léo và chính xác khi thực hiện các động tác xoay người trên không trung cũng phải đặt lên hàng đầu.
Trước mỗi giải đấu lớn, thời gian luyện tập của VĐV thể dục dụng cụ thường lên đến 8-10 giờ/ngày với hầu hết bài tập có độ khó cao, đòi hỏi sự tập trung cực điểm. Với việc phải tham dự nhiều nội dung khác nhau, VĐV cần có nền tảng thể lực lớn, đảm bảo sức bền.
Một điểm nữa khiến thể dục dụng cụ trở thành bộ môn khó khăn bậc nhất trong các môn thể thao hiện hành là việc VĐV phải thực hiện hàng loạt động tác kỹ thuật khó với độ chính xác cao. Việc này không chỉ đảm bảo các bài thi đẹp mắt mà còn để hạn chế tối thiểu chấn thương.
VĐV thể dục dụng cụ thường xuyên đối mặt với chấn thương. Ảnh: Hoàng Hà. |
Tại các kỳ thế vận hội, tiêu chuẩn để đánh giá bài thi thể dục dụng cụ thành công thường gắt gao. Không chỉ đúng kỹ thuật, động tác thực hiện còn cần đẹp mắt và có độ khó cao. Chính vì vậy, để giành huy chương tại các kỳ Olympic, VĐV phải đầu tư nhiều công sức, thậm chí không ngần ngại thực hiện các động tác khó, nguy hiểm.
Nếu không đạt được độ cao nhất định, các cú xoay trên không hoàn toàn có thể khiến VĐV bị chấn thương nặng. Hay ở bước tiếp đất, nếu không đúng kỹ thuật hoặc mắc lỗi, cơ thể VĐV sẽ chịu tổn thương.
“Báu vật của thể dục dụng cụ Philippines” Carlos Yulo từng gặp phải chấn thương khuỷu tay và hông khi tập luyện vì một số động tác đòi hỏi kỹ thuật cao.
Chia sẻ với CBN News, Yulo cho hay: “Chấn thương là điều xảy ra thường xuyên với các VĐV thể dục dụng cụ, chỉ là ở mức độ nào. Tôi đã có quãng thời gian khó khăn khi cánh tay không thể duỗi thẳng, nhưng rồi nhờ tập luyện và điều trị tích cực, tôi kịp tham gia các giải đấu mà mình lên kế hoạch”.
Chấn thương là rào cản của chiến thắng
Rhonda Faehn, Phó chủ tịch cấp cao của Thể dục dụng cụ Mỹ, người từng là HLV của nhiều VĐV thể dục dụng cụ, chia sẻ trên Chicago Tribune rằng thể dục dụng cụ là bộ môn khó khăn bậc nhất. Bộ môn này đòi hỏi tất cả kỹ năng mà VĐV cần có như sự duyên dáng, sức mạnh, khả năng kiểm soát, nhịp điệu, linh hoạt và khả năng tập trung tinh thần.
“Không có chỗ cho sai sót, bởi nếu có, VĐV sẽ phải trả giá bằng chấn thương hay nặng nề hơn là cả sự nghiệp. Các chấn thương có thể ngáng đường VĐV giỏi nhất”, bà Faehn nói.
Với VĐV thể dục dụng cụ, chấn thương có thể xảy ra thường xuyên, ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Tuy nhiên, với hầu hết người thi đấu chuyên nghiệp, chấn thương thường tập trung ở xương, khớp, cơ bắp.
Trong cuộc phỏng vấn với ESPN, Carlos Yulo chia sẻ chiến dịch của anh tại Olympic Tokyo gặp nhiều khó khăn bởi chấn thương. Sau khi điều trị khỏi chấn thương ở bàn chân, VĐV này lại bị hành hạ bởi chấn thương ở đầu gối.
“Rất nhiều động tác kỹ thuật đã không thể thực hiện được vì cơ thể tôi rất đau”, Yulo nói.
Thể dục dụng cụ có yêu cầu rất cao về kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Hà. |
Duy trì thể thể lực, tập luyện với cường độ cao, thực hiện nhiều động tác khó, nguy hiểm, chấn thương đến với các VĐV của bộ môn này là điều dễ hiểu. Cách mà các HLV lẫn chuyên gia y tế đều yêu cầu VĐV thực hiện để hạn chế chấn thương là phải xây dựng nền tảng thể lực, sức khỏe cho cơ thể, đồng thời đảm bảo xương khớp chắc khỏe.
Đầu tư vào chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ protein, chất béo, vitamin, vi chất, khoáng chất,… chính là cách đội ngũ y tế đảm bảo VĐV có nhiều năng lượng trong tập luyện, đồng thời giúp cơ thể luôn trong trạng thái sẵn sàng.
Bên cạnh đó, việc bổ sung các chất để VĐV thể dục thể thao nuôi dưỡng cơ bắp, xương khớp chắc khỏe cũng được ưu tiên. Điều này sẽ giúp VĐV hỗ trợ phục hồi, duy trì thể trạng tốt trong xuyên suốt quá trình tham gia thi đấu, bảo vệ cơ thể họ trong các va chạm, duy trì sự linh hoạt dẻo dai trong vận động và giảm thiểu rủi ro về chấn thương xương khớp.
Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất phần nào giúp VĐV hạn chế chấn thương. |
Các chuyên gia y tế khuyến khích VĐV bổ sung glucosamine. Đây là dưỡng chất tác động sâu vào từng mô khớp, hỗ trợ tái tạo và bảo vệ sụn khớp, giúp xương khớp toàn thân chắc khỏe. Cơ thể con người có thể tự tổng hợp được lượng nhỏ glucosamine, song với các VĐV, chất này thường cần bổ sung thêm để đảm bảo cơ, xương khớp chắc khỏe.
Ngoài việc hấp thụ glucosamine từ thực phẩm, VĐV hoặc người chơi thể thao có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vitatree Glucosamine 1500 plus Shark Cartilage. Với thành phần chính là glucosamine, sụn cá mập, sản phẩm giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng xương khớp và chức năng sụn khớp.
Zing News phối hợp Vitatree - thương hiệu sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Australia - thực hiện tuyến nội dung "Xương chắc khớp khỏe, thể thao vui vẻ", đề cao việc quan tâm sức khỏe xương khớp trong thi đấu, luyện tập thể thao.
Vitatree hiện có hơn 40 sản phẩm được nhập khẩu chính hãng và phân phối tại thị trường Việt Nam. Trong đó, Vitatree Glucosamine 1500 plus Shark Cartilage là sản phẩm giúp bổ sung glucosamine hỗ trợ duy trì sức khỏe xương khớp và chức năng sụn khớp. Vận động viên, người chơi thể thao sẽ giảm thiểu được nguy cơ, dễ dàng hồi phục chấn thương khi có hệ xương khớp khỏe mạnh.
Độc giả có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm tại đây. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.