Công tác chuẩn bị đầu tư các dự án thành phần còn lại thuộc dự án đường Hồ Chí Minh đang được Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị rốt ráo triển khai để sớm khởi công, hoàn thành mục tiêu nối thông tuyến theo Nghị quyết của Quốc hội. Ảnh minh họa. |
Thông tin về tình hình triển khai các dự án thành phần để cơ bản nối thông đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết của Quốc hội, Bộ GTVT cho biết hiện tại, dự án thành phần Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn đã được hoàn thành thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, đang hoàn chỉnh thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng qua tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang.
Dự kiến, chủ trương đầu tư dự án sẽ được phê duyệt trong quý II/2023.
Đối với dự án thành phần đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận, Bộ GTVT đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngay trong tháng 1/2023.
“Dự án thành phần đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến cũng đang được lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và thu xếp vốn để phê duyệt chủ trương đầu tư trong năm 2023”, Bộ GTVT thông tin.
Tìm hiểu của PV, dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn dự án thành phần Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn có chiều dài khoảng 28,5 km; đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận có tổng chiều dài gần 52 km.
Căn cứ dự báo nhu cầu vận tải trên tuyến và nguồn vốn được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, các dự án thành phần này được đề xuất đầu tư quy mô 2 làn xe, cơ bản nối thông đường Hồ Chí Minh trên cơ sở sử dụng QL32 và QL21.
Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.570 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, nhu cầu vốn để cơ bản hoàn thành năm 2025 khoảng 4.450 tỷ đồng.
Với đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự án có chiều dài 87,5 km là tuyến cao tốc phía Tây và phần lớn đi trùng đường vành đai 5 - vùng Thủ đô, quy mô 4-6 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030.
Sách hay về đô thị
Bốn thành phố biến mất - nhà báo nổi tiếng về mảng khoa học Annalee Newitz đưa độc giả bước vào một cuộc phiêu lưu đầy thú vị và rất cuốn hút khi tìm hiểu lịch sử của cuộc sống đô thị. Tác giả khám phá sự ra đời, phát triển, rồi sụp đổ của bốn thành phố cổ đại, trong đó, mỗi thành phố là trung tâm của một nền văn minh phát triển rực rỡ.
Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương như những thước phim ký ức quay chậm đưa độc giả về lại với một Sài Gòn của những địa danh Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành... và một Gia Định xa xưa của thời lưu dân mở cõi hơn 300 năm trước.
Hà Nội một thuở phố và người ghi dấu những nét văn hóa riêng, đặc trưng của Hà Nội và người Hà Nội qua từng thời kỳ dưới góc nhìn của một con người Hà Nội, đã gắn bó với mảnh đất thủ đô. Tác phẩm như tiếp lửa cho những con người yêu Hà Nội thêm hiểu và gắn bó với mảnh đất này.