Dân làng Thị Cấm, Xuân Phương, Hà Nội vừa tổ chức lễ hội thổi cơm thi truyền thống hàng năm. Sau khi cơm chín, nhiều người nhúm ăn để lấy lộc đầu xuân.
Sáng ngày 23/2 (mùng 8 tháng Giêng), người dân Thị Cấm (Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) tập trung ở đình làng để tổ chức hội thổi cơm thi. Đây là một trong những lễ hội ẩn chứa nhiều nét đẹp ở thủ đô.
Hội thi nhằm tưởng nhớ công ơn của tướng quân Phan Tây Nhạc, đời vua Hùng Vương thứ 18. Ông từng đóng quân tại nơi đây và thường tổ chức thi thổi cơm để tìm người nuôi quân giỏi.
11h, phần thi kéo lửa bắt đầu. Bộ kéo lửa là chiếc bùi nhùi đã chuẩn bị sẵn gồm rơm, đoạn tre đực già dùi sẵn những khe nhỏ và một que giang đánh lửa. 4 thanh niên trai tráng, 2 người ghì chặt thanh tre già vào bó rơm, 2 thanh niên còn lại dùng tay kéo thanh giang cưa nhanh và mạnh liên tục vào thanh tre để tạo ma sát. Trước đó, bộ kéo lửa và bó rơm đã được các bô lão kiểm tra để xem có bị trộn xăng hay diêm tiêu đề phòng sự gian lận.
Chỉ sau vài chục giây, ma sát đã đốt nóng thanh tre tạo ra lửa và bén vào bó rơm. Các thành viên thổi vào bó rơm để lửa bén to hơn. Đội nào phát khói và tạo ra lửa sớm nhất sẽ giành chiến thắng trong phần thi này.
4 thiếu niên tham gia phần thi chạy ra sông Nhuệ để lấy nước về nấu cơm. Tuy nhiên, ban tổ chức thường lấy nước lọc để đảm bảo vệ sinh.
Mỗi đội được phát 1 kg thóc để tham gia phần thi. Các nam thanh niên đem thóc vào cối giã. Sau đó, những người phụ nữ khéo tay sẽ sàng trấu để loại bỏ hạt thóc và sạn.
Gạo được vo bằng nước lấy từ phần thi chạy của các thiếu niên.
Các thành viên khác đun sôi nồi nước trước khi cho gạo vào. Không khí cuộc thi diễn ra rất khẩn trương vì các đội chỉ có khoảng 30 phút từ lúc kéo lửa đến khi cơm chín.
Khi cơm sôi, một người lấy que đè vung nồi để cơm tránh bị trào ra do lửa rất to. Sau đó, các nồi cơm sẽ được trải một lớp khăn và giấy ăn lên trên để tránh bị tro tràn vào khi vùi trong tro rơm.
Trong thời gian ủ, thành viên các đội liên tục đốt thêm rơm để nhiệt lượng cho cơm chín nhanh hơn.
Sau khoảng 30 phút, cụ Phý Minh Đăng, thành viên ban giám khảo đi chọc từng đống rơm để tìm 4 nồi cơm. Một số đội tìm cách câu giờ, dẫn ban giám khảo đi lòng vòng cho cơm kịp chín.
Sau khi tìm đủ 4 nồi cơm, ban giám khảo sẽ xới 4 bát để dâng lên Thành hoàng làng.
Các thành viên ban giám khảo nhìn bằng mắt và dùng tay bấm thử vài hạt cơm để chấm điểm. Nồi cơm nào trắng, dẻo, thơm ngon nhất sẽ giành chiến thắng.
Ngay sau khi công bố đội chiến thắng, thành viên các đội và người dân nhanh tay bốc một nắm cơm để lấy lộc đầu năm.
Cụ Nguyễn Thị Hoà đi mời mọi người thưởng thức vài hạt cơm để lấy lộc. Cụ cho biết người dân ở đây tin rằng người lớn ăn hạt cơm thi sẽ cả năm sẽ may mắn, trẻ em sẽ hay ăn, chóng lớn.
Một trong những lễ hội giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam là thi thổi cơm thi bằng niêu, đốt lửa từ rơm diễn ra sáng 26/2 được đông đảo người dân tham gia.
Nhận định vào cuối chiều nay (23/12) cho thấy bão số 10 ít khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Tuy nhiên, hoàn lưu bão kết hợp gió mùa đông bắc có thể gây mưa lớn.
Để chủ động ứng phó bão, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh ven biển Phú Yên đến Cà Mau theo dõi chặt diễn biến bão.