Trong thập niên 1980, giữa cơn sốt của trào lưu yuppie, một người đàn ông với cái tên gây chú ý là Reefat el Sayed đột nhiên xuất hiện như một ngôi sao mới nổi và là đứa con cưng của ngành công nghiệp Thụy Điển.
Giữa đàn thiên nga là đội ngũ quản lý trong chiếc hồ IKEA, anh có vẻ là một loài chim lạ, vì anh không những phụ trách các hoạt động khác thường (nguyên vật liệu thô để phục vụ việc sản xuất penicillin), mà còn là một người Ai Cập.
Chẳng mấy chốc, anh đã có một vị trí quan trọng đến mức vị vua của ngành công nghiệp, P.G. Gyllenhammar, cũng lắng nghe anh nói. Tuy nhiên, tất cả đều nhanh chóng dừng lại.
Không có gì phải bàn cãi về việc el Sayed là một doanh nhân có năng lực. Chỉ có điều, anh đã phạm phải một sai lầm. Anh nói dối. Anh sử dụng bằng Tiến sĩ giả.
Anh bị tòa kết án tù giam, và bị thất sủng trong mắt của những nhân vật đức cao vọng trọng trong ngành công nghiệp, trong đó có Gyllenhammar và Gyll (Sören Gyll cùng với Gyllenhammar là hai trong số các vị lãnh đạo kinh doanh nổi bật nhất của Thụy Điển vào thập niên 1980).
Một doanh nhân có năng lực cũng có thể bị hủy hoại bởi sự dối trá. Ảnh: Dailysabah. |
Các giáo sư ở Đại học Uppsala nơi tôi từng theo học thường nhắc đến trường hợp của Reefat el Sayed. Họ luôn quả quyết một cách chắc chắn rằng chính hành vi nói dối đã hủy hoại cuộc đời của el Sayed.
Tuy nhiên, giờ đây, khi ngẫm lại, tôi cho rằng bản án dành cho Reefat rất không công bằng. Đúng là người này đã gian dối, nhưng khi nói đến sự trung thực và đạo đức, ai dám khẳng định rằng toàn bộ đội ngũ đều là những hình mẫu lý tưởng đại diện cho các phẩm chất đó?
Tuy nhiên, bất chấp thực tế đó, tấm gương của Reefat vẫn là minh chứng cho thấy tầm quan trọng của sự trung thực. Xét ở góc độ này thì Ingvar Kamprad (người sáng lập ra chuỗi cửa hàng cung cấp trang bị đồ nội thất trong nhà bán lẻ IKEA) của chúng ta là người như thế nào? Vì sao ông hết lần này đến lần khác khẳng định rằng ông không phải một trong những người giàu nhất thế giới?