Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Số phận bi thảm của cô gái mơ đổi đời ở Hong Kong (kỳ 1)

Sumarti Ningsih chào đời trong một làng nhỏ ở vùng nông thôn hẻo lánh ở Indonesia, nhưng mới đây người ta phát hiện thi thể cô gái 23 tuổi đang phân hủy trong một vali ở Hong Kong.

Trong những bức ảnh của Sumarti, người xem thấy đôi mắt nâu to tròn của cô nổi bật bên dưới mái tóc đen. Với kiểu cười một cách thoải mái trong nhiều ảnh, Sumarti là cô gái phóng khoáng. Cô mới chỉ bắt đầu tận hưởng cuộc sống và sự tự do.

Vào năm 2010, khi Sumarti mới 19 tuổi, cô trở thành một trong vài nghìn phụ nữ Indonesia rời quê hương để tìm vận may với công việc “ô sin” trong một thành phố lớn, BBC cho biết.

Một ảnh của cô Sumarti
Một ảnh của cô Sumarti Nighsih. Ảnh: BBC

Những phụ nữ đó tới Singapore, Đài Loan và Hong Kong vì mức lương ở những nơi đó khá cao. Họ trở thành nguồn hỗ trợ tài chính quan trọng đối với gia đình. Một ngày nào đó họ sẽ về nhà cùng với những xấp tiền USD và những câu chuyện về cuộc sống xứ người.

Nhưng viễn cảnh đó không bao giờ xảy ra với Sumarti, bởi cô cùng một phụ nữ đồng hương đã trở thành nạn nhân của một vụ án mạng. Rurik Jutting, một người Anh làm việc trong ngành ngân hàng, đã sát hại họ.

Nếu đi bằng ô tô, hành khách sẽ mất khoảng 10 giờ để đi từ thủ đô Jakarta của Indonesia tới huyện Cilacap trên đảo Java. Đó là hành trình qua những con đường uốn lượn và những cánh đồng lúa thơ mộng. Địa hình khá hiểm trở và các tài xế không thể đoán ô tô hay xe máy đang chuẩn bị xuất hiện ở khúc cua tiếp theo. May mắn là thứ mọi ô tô cần để không gặp tai nạn trên đường.

Cuộc sống xa hoa của ‘vua bạc’ gốc Việt bị bắn ở Australia

Đến Australia từ thập niên 90 và không có người thân thích, Peter Tan Hoang trở thành nhân vật nổi bật ở các sòng bài lớn tại xứ chuột túi.


Mất điện là tình trạng xảy ra khá thường xuyên ở làng Gandrungmangu, nơi Sumarti sống khi cô còn là một thiếu niên. Tại nhà của Sumarti, một đám đông đang tập trung trong bóng tối để tham dự lễ cầu siêu theo nghi thức của đạo Phật dành cho cô. Cha, mẹ của cô cũng tham dự lễ cầu siêu.

Khi Sumarti còn ở đây, cuộc đời cô chỉ là những chuỗi ngày cực nhọc. Mọi người trong làng thức giấc khi mặt trời chưa mọc để bắt đầu công việc hàng ngày: cầu nguyện, quét dọn, nấu thức ăn, làm đồng.

“Con gái tôi tỏ ra thích thú khi biết những đứa bạn kiếm nhiều tiền ở những nơi như Hong Kong. Nó không cảm thấy vui với cuộc sống ở đây. Đương nhiên nó muốn chúng tôi và bản thân nó có thu nhập cao hơn”, Suratmi, người mẹ của Sumarti kể.

Con trai 5 tuổi của Sumarti cũng cần một cuộc sống dễ chịu hơn. Lớn lên trong vòng tay của bà ngoại, cậu bé vẫn chưa ý thức được cái chết của mẹ.

“Nó không biết nhiều về người mẹ của nó”, bà Suratmi nói khẽ.

Chồng của Sumarti là một người đàn ông từ làng bên. Anh ta bỏ cô ngay sau khi đứa trẻ chào đời và không hỗ trợ cô nuôi con. Sumarti rời làng khi đứa bé mới chỉ 40 ngày tuổi.

“Nhưng Sumarti luôn gửi tiền cho con và nói với chúng tôi rằng chúng tôi phải mua cho thằng bé mọi thứ mà nó muốn”, bà Suratmi nói tiếp.

Cha, mẹ và em trai của cô Sumarti Ningsih
Cha, mẹ và em trai của cô Sumarti Ningsih. Ảnh: BBC

Rất ít phụ nữ ở độ tuổi của Sumarti ở lại làng Gandrungmangu. Người dân địa phương khẳng định 80% phụ nữ trong làng ly hương để làm việc ở xứ người. Họ không học hành đến nơi đến chốn và buộc phải tìm việc để hỗ trợ gia đình, trong khi họ không thể tìm việc tại quê. Sumarti cũng theo phong trào xuất khẩu lao động và trở thành trụ cột của gia đình.

Đồ đạc trong nhà cho thấy Sumarti rất hào phóng. Mục tiêu của cô là cải thiện cuộc sống của gia đình, khiến họ trở nên giàu hơn. Cuộc sống trong làng rất yên bình nhưng cô muốn những người thân tận hưởng tiện nghi vật chất.

“Con gái giúp tôi xây ngôi nhà này. Thỉnh thoảng nó gửi 3 triệu rupiah (300 USD), đôi khi 6 triệu rupiah. Nói chung Sumarti luôn gửi cho chúng tôi tiền hoặc thứ gì đó. Nó là đứa con hiếu thảo”, Ahmad Kaliman, cha của Sumarti, vừa nói vừa chỉ vào máy giặt và đầu DVD mà con gái mua.

Điều tra 'nhà máy sản xuất trẻ em' gây chấn động ở Thái Lan

Ngày 22/8, Interpol tuyên bố họ bắt đầu triển khai chiến dịch điều tra về vụ việc mà báo chí Thái Lan gọi là "nhà máy sản xuất trẻ em".

Ban đầu Sumarti tới Hong Kong vào năm 2010, khi cô mới 19 tuổi. Cô gửi tiền về nhà hàng tháng, nhưng trở về vào năm 2013. Hồi ấy cô nói với cha, mẹ rằng cô rất mệt mỏi và muốn nâng cao các kỹ năng để tìm công việc tốt hơn. Vì thế cô đăng ký vào trường dạy DJ ở thành phố Yogyakarta. Khi trở lại Hong Kong lần thứ hai, cô nhập cảnh bằng thị thực du lịch. Cha, mẹ Sumarti không biết tại sao cô có thể làm việc ở Hong Kong bằng thị thực du lịch, hoặc có lẽ họ chẳng bao giờ hỏi cô về vấn đề ấy. Họ chỉ biết rằng cô lại tiếp tục gửi tiền về nhà.

Hồi tháng 7 cô trở về nhà để tham dự lễ hội Eid của người Hồi giáo. Mỗi khi về nhà cô chỉ nấu món ăn, nướng bánh trong bếp. Đó là những hoạt động ưa thích của cô mỗi khi về nhà.

Thế rồi Sumarti trở lại Hong Kong lần thứ ba. Cô nói với cha, mẹ rằng cô sẽ trở về trong vài tháng nữa, bởi thị thực du lịch của cô hết hạn vào ngày 2/11.

Nhưng chỉ vài ngày trước hôm mà Sumarti hẹn trở về, gia đình biết tin cảnh sát Hong Kong tìm thấy xác cô trong tình trạng phân hủy ở căn hộ của Rurik Jutting, một công dân Anh làm việc cho một ngân hàng tại Hong Kong. Hung thủ nhét xác cô vào vali rồi đặt vali ở ban công.

“Họ nói Sumarti là một gái điếm ở Hong Kong. Điều đó đúng không? Phải chăng đó là lý do khiến cô ấy mất mạng?”, một người hàng xóm đặt câu hỏi với phóng viên BBC. Cha, mẹ Sumarti nói cô làm việc trong một quán cà phê, chứ không hành nghề mại dâm. Mohammad, em trai 15 tuổi của cô, cũng không tin những điều người ta nói về chị. Cậu nhớ lại lần chị gái mua cho cậu đàn guitar. Sumarti ăn mặc như mọi phụ nữ khác khi cô về làng.

“Chị ấy luôn nói rằng ở Hong Kong, người ta ăn mặc hở hang hơn so với ở làng”, cậu kể.

Chuyện đàn ông Việt xa vợ lên báo Tây

Khi người vợ sang Đài Loan để làm nghề giúp việc nhà từ 9 năm trước, Pham Duc Viet đảm nhận toàn bộ việc nhà và nuôi hai đứa con nhỏ.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm