Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện đàn ông Việt xa vợ lên báo Tây

Khi người vợ sang Đài Loan để làm nghề giúp việc nhà từ 9 năm trước, Pham Duc Viet đảm nhận toàn bộ việc nhà và nuôi hai đứa con nhỏ.

Ông Viet, sống ở xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, Thái Bình đảm nhận công việc nhà và nuôi nấng hai đứa con nhỏ từ khi vợ sang Đài Loan để làm việc từ năm 2005. Bà kiếm tiền bằng nghề giúp việc nhà. Công việc đó giúp bà kiếm nhiều tiền hơn so với làm ruộng ở Việt Nam, AP đưa tin.

Vũ Hội
Một con đường trong làng Vũ Hội. Ảnh: AP

Giờ đây, ông Viet, một nông dân kiêm thợ mộc 48 tuổi, cùng nhiều người đàn ông trong làng phải đảm đương thêm trách nhiệm của người mẹ. Hàng trăm phụ nữ rời làng Vũ Hội và đến Đài Loan, Nhật Bản, và Hàn Quốc để kiếm tiền. Họ gửi khoản tiền mà họ kiếm được về quê. Họ là một phần trong lực lượng lao động nữ ở Việt Nam ra nước ngoài trong vòng 15 năm qua.

"Đảm nhận vai trò của người vợ không phải là vấn đề khó khăn, tôi sẵn sàng hy sinh để các con có cuộc sống tốt đẹp hơn", Viet nói. Ông dùng thu nhập của vợ để trả học phí cho hai đứa con và trang trải chi phí cho xưởng mộc của họ.

Trong bối cảnh ngày càng nhiều nhiều phụ nữ rời khỏi quê hương, Việt Nam đang theo xu hướng của những nước châu Á như Indonesia, Philippines và Sri Lanka, nơi mà phụ nữ chiếm ít nhất 2/3 tổng số người lao động rời khỏi đất nước. Theo Liên Hiệp Quốc, phụ nữ Việt Nam chiếm khoảng 1/3 số người lao động ra nước ngoài vào năm 2011.

Chuyện tình cô gái Việt trắc trở vì bài kiểm tra tiếng Đức

Dù yêu và kết hôn với công dân Đức, một cô gái Việt Nam không thể vào đất nước của chồng trong vài năm do cô không vượt qua bài kiểm tra ngôn ngữ dành cho người nhập cư.

Làm người giúp việc hay y tá ở nước ngoài giúp phụ nữ kiếm nhiều tiền hơn đàn ông làm việc chân tay như xây dựng hoặc nông nghiệp.

Xu hướng này đã dẫn đến sự hình thành của một lực lượng mà giới chuyên gia gọi là "đàn ông gia đình". Nhiều người trong số họ sống ở các quốc gia từng có quy định rõ ràng về vai trò của từng giới trong việc nhà và chăm sóc trẻ con.

Những thay đổi đó góp phần vào một số vấn đề xã hội ở Việt Nam. Một số bài báo trong nước mô tả Vũ Hội là làng mà nhiều ông bố cô độc dính vào ma túy, rượu và gái điếm.

Vài ông bố tham gia phỏng vấn tại làng Vũ Hội và làng Vũ Tiến gần đó nói rằng giới truyền thông thổi phồng sự thật, dù họ phản ánh đúng một số trường hợp. Đa số đàn ông ở nông thôn Việt Nam sẵn sàng làm các công việc khác để hỗ trợ gia đình.

Chuẩn bị bữa ăn là một thách thức, nhưng họ có thể vượt qua. Anh Vu Duc Hang, một nông dân trong làng Vũ Hội, tâm sự: "Trong một gia đình nông dân như chúng tôi thì bữa tối khá đơn giản".

Trong vài nghiên cứu về vai trò của các ông bố, các học giả cho biết tác động tâm lý cũng như xã hội của lao động nữ di cư ở các nước châu Á vẫn còn chưa rõ ràng. 

Vũ
Pham Duc Viet, một nông dân kiêm thợ mộc trong làng Vũ Hội. Ảnh: AP

Một vài nghiên cứu về lao động di cư của các cộng đồng Đông Nam Á cho thấy khi người vợ ra nước ngoài, hầu như họ hàng của người phụ nữ đảm nhận trách nhiệm nuôi, dạy trẻ.

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát với đối tượng là 1.100  hộ gia đình tại Việt Nam và Indonesia có mẹ đi lao động ở nước ngoài cho thấy 2/3 người chăm sóc con cái là cha. Đây là kết quả trái ngược với nghiên cứu trước đây tại Philippines và Sri Lanka, nơi mà chỉ 1/4 đàn ông đảm nhận vai trò của phụ nữ. Một nghiên cứu tương tự về các hộ gia đình ở Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Philippines chỉ ra rằng, Việt Nam là nước duy nhất mà đàn ông, đặc biệt là ông nội, có vai trò quyết định trong các việc nhà. 

Bi kịch cá độ World Cup ở Việt Nam lên báo Anh

Hãng tin Reuters vừa đăng bài viết về số phận thê thảm của những tay chơi cá độ ở Việt Nam trong mùa World Cup 2014.

Lan Anh Hoang, một giảng viên về các nghiên cứu phát triển tại Đại học Melbourne, từng thực hiện phỏng vấn tại một vài làng quê ở Việt Nam. Bà cho biết: "Qua cuộc khảo sát ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy việc phụ nữ di cư ra nước ngoài không phải là yếu tố khiến gia đình tan vỡ".

Trên thực tế, đàn ông Việt Nam ở nông thôn không ngại việc nhà. Anh Hang cho hay: "Vì chúng tôi thường tham gia vào việc nhà nên chúng tôi thấy đó không phải là vấn đề lớn khi vợ đi xa".

Ông Pham Ngoc Thuy, một cán bộ ở làng Vũ Hội, đồng ý với nhận định của bà Lan Anh Hoang.

"Tất nhiên tình trạng di cư lao động có những mặt tích cực và tiêu cực. Song các phương tiện truyền thông luôn nhằm vào mặt tiêu cực. Chúng tôi tự hào về bình đẳng giới, và khi phụ nữ ra nước ngoài, chúng tôi sẵn sàng làm việc nhà", ông Thuy nói.

Anh Việt ngóng chờ ngày vợ trở về từ Đài Loan. Ảnh: AP
Ông Viet ngóng chờ ngày vợ trở về từ Đài Loan. Ảnh: AP

Nguyen Ngoc Quynh, giám đốc quản lý lao động xuất khẩu tại Bộ Lao động, cho biết tổng số tiền mà tất cả người lao động ở nước ngoài gửi về Việt Nam là hơn 2 tỷ USD một năm. Đài Loan, Malaysia và Hàn Quốc là ba nước đứng đầu về số lượng người lao động từ Việt Nam.

Tran Xuan Cuong, một nông dân sống tại một làng gần Vũ Hội, dùng một phần số tiền mà vợ tiết kiệm (khoảng 170 triệu đồng) để xây lại ngội nhà và đầu tư vào hoạt động chăn nuôi lợn, nấu rượu. Anh cho biết một số người hàng xóm sa vào tình trạng nghiện rượu, lạm dụng heroin, nhưng anh không bị cám dỗ.

"Đảm nhận vai trò của cả cha lẫn mẹ là việc rất khó, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng vì đó là trách nhiệm của chúng tôi", Cuong nói.

Phụ nữ cũng phải hy sinh rất nhiều khi từ bỏ con cái để kiếm tiền ở nước ngoài. Lien, vợ anh Cuong, cho biết, chị làm nghề giúp việc nhà, sau đó làm công nhân tại nhà máy ở Lebanon. 

"Tôi làm mọi việc vì sinh kế của gia đình. Cả tôi và chồng phải vượt qua nhiều khó khăn", chị Lien nói.

Viet nói rằng vợ ông chuẩn bị trở về từ Đài Loan trong năm nay. Ông vừa cười vừa nói: "Tôi không ngại việc đồng áng, nhưng sau khi vợ trở về, tôi sẽ rất vui khi trao lại công việc cho bà ấy".

Thú đạp xe của người Hà Nội lên báo Thái Lan

Báo Bangkok Post của Thái Lan mô tả sự trở lại ngoạn mục của xe đạp với người dân Hà Nội trong những năm gần đây, trong bối cảnh người dân thủ đô coi đạp xe là thú chơi tao nhã.

Nguyễn Ngọc

Bạn có thể quan tâm