Trong hiện tại và được dự đoán trong tương lai, các quốc gia châu Á - trong đó có Việt Nam - là khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất từ biến đổi khí hậu. Dự đoán này khiến các doanh nghiệp trong khu vực chú trọng hơn đến tính bền vững trong hoạt động, đồng thời gắn các kế hoạch kinh doanh đi liền với mục tiêu bền vững.
Mục tiêu sản xuất bền vững của doanh nghiệp
Các nhà khoa học dự đoán rằng vào cuối thế kỷ này, mực nước biển có thể tăng 65 cm (2,1 ft). Với địa hình của châu Á - Thái Bình Dương, điều này đặt ra mối đe dọa đối với nhiều quốc gia.
Thách thức này đòi hỏi các doanh nghiệp châu Á giảm thiểu động đến môi trường mà vẫn tạo ra lợi nhuận kinh doanh dài hạn để cạnh tranh với các khu vực kinh tế khác. Để làm được điều này, ứng dụng các sáng kiến công nghệ bền vững là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
Nhiều doanh nghiệp chú trọng ứng dụng các sáng kiến bền vững vào sản xuất kinh doanh. |
Theo nghiên cứu của Schneider Electric (tập đoàn hàng đầu về số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa) và GreenBiz Research, các doanh nghiệp tích cực hành động vì biến đổi khí hậu có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình cao hơn 67% so với các công ty không làm như vậy. Thực tế, nghiên cứu mới nhất của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng chỉ ra các công ty tập trung vào các sáng kiến môi trường có mức tăng trưởng với tỷ lệ 15% hàng năm. Trong năm 2016, gần 80.000 dự án giảm phát thải được 190 công ty trong danh sách Fortune 500 thực hiện đã tiết kiệm được gần 3,7 tỷ USD cho nền kinh tế.
Kết quả tích cực này không chỉ thể hiện qua những con số như giảm chi phí hoạt động, nâng cao hình ảnh thương hiệu, mà còn có thể dẫn đến nhiều lợi ích nền tảng như cải thiện sức khỏe nhân viên, tăng năng suất, thu hút và giữ chân người lao động ưu tú.
Giải pháp đến từ chuyên gia toàn cầu
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nguồn năng lượng sử dụng từ các doanh nghiệp chiếm khoảng 80% tổng lượng khí thải CO2. Trước thực trạng này, Schneider Electric tính toán 50% lượng khí thải CO2 toàn cầu có thể được loại bỏ vào năm 2040 nếu các biện pháp tiết kiệm năng lượng được kích hoạt trên một nửa số tòa nhà hiện nay, song song với các sáng kiến điện khí hóa và khử cacbon trên toàn cầu. Doanh nghiệp có thể bắt đầu hành trình phát triển bền vững bằng các giải pháp số hóa và quản lý năng lượng hiệu quả, gồm kết nối IoT, phân tích đám mây và giám sát thời gian thực do Schneider Electric nghiên cứu, phát triển.
Các giải pháp này có thể giúp doanh nghiệp khắp châu Á phát triển kinh doanh và sản xuất bền vững, an toàn và hiệu quả. Tiêu biểu trong đó là giải pháp tự động hóa công nghiệp và quản lý năng lượng EcoStruxure. Sáng kiến được thiết kế để cải thiện năng suất, giúp các công ty thúc đẩy tăng trưởng mà không phải hy sinh tính bền vững của doanh nghiệp.
Nhà máy thông minh Batam của Schneider Electric cũng là một ví dụ để các doanh nghiệp sản xuất ở châu Á tham khảo và ứng dụng. Đây là một trong những sáng kiến được ví như “ngọn hải đăng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công nhận. Nhà máy sử dụng một loạt công nghệ Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) bao gồm cảm biến thông minh, quản lý dự báo cảnh báo, site benchmarking và thực tế tăng cường để trao quyền chủ động cho đội ngũ nhân sự, cho phép họ theo dõi các hoạt động, bảo trì và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Bên cạnh đó, nhà máy cũng triển khai các công cụ kỹ thuật số như lập kế hoạch và quản lý lịch trình để cung cấp cái nhìn tổng thể về nhu cầu, phù hợp với nhiều đối tác. Nhờ ứng dụng sáng kiến này, nhà máy đã giảm 44% thời gian ngừng hoạt động của máy móc trong một năm, đồng thời cải thiện 40% trong việc giao hàng đúng hạn.
Ứng dụng các sáng kiến kỹ thuật số giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kép: Duy trì năng suất và tính bền vững trong hoạt động kinh doanh. |
Ông Đồng Mai Lâm, Tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam và Campuchia, chia sẻ: “Là tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hoá trên hơn 100 quốc gia, Schneider Electric cam kết đồng hành các tổ chức, doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp phù hợp để thúc đẩy mục tiêu phát triển dài hạn một cách bền vững. Đối với từng lĩnh vực chiến lược, chúng tôi sẽ nghiên cứu, ứng dụng và triển khai các giải pháp sáng tạo, nhằm hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp và quốc gia tăng tốc trên quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Bình luận