Ngày 1/6, Hải quân Mỹ chính thức tiếp nhận siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78), chiếc đầu tiên trong hàng không mẫu hạm lớp Ford. Việc bàn giao tàu muộn hơn một năm so với kế hoạch vì lý do kỹ thuật. Ảnh: AP. |
Theo Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ, tàu sân bay Ford sẽ tiếp tục trải qua nhiều đợt thử nghiệm trên biển khác trước khi chính thức trực chiến từ năm 2020. Hải quân Mỹ dự định đóng mới ít nhất 2 siêu tàu sân bay lớp Ford. Ảnh: AP. |
Siêu tàu sân bay lớp Ford được kỳ vọng sẽ tạo ra sự thay đổi trong phương thức tác chiến bằng hàng không mẫu hạm của Hải quân Mỹ. Con tàu mang nhiều cải tiến công nghệ mang tính cách mạng. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ. |
Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ từng phát biểu, con tàu là một sự ngạc nhiên lớn về công nghệ, tàu sẽ mang theo máy bay có và không có người lái cũng như vũ khí laser. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ. |
Theo Hải quân Mỹ, siêu hàng không mẫu hạm lớp Ford được áp dụng hàng loạt công nghệ mới lần đầu sử dụng trên tàu sân bay như radar băng tần kép, máy phóng điện từ. Ảnh: Hải quân Mỹ. |
Tàu sân bay Ford được trang bị 4 máy phóng điện từ thay cho máy phóng hơi nước giúp khởi động máy bay êm hơn, tăng độ bền và giảm hao mòn thiết bị. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ. |
Radar băng tần kép DBR hoạt động đồng thời trên 2 tần số cho phép phát hiện, nhận dạng, phân loại máy bay, tên lửa và các mục tiêu khác dễ dàng hơn. Ảnh: Defencenews. |
Tàu sân bay lớp Ford có khả năng mang nhiều máy bay hơn so với lớp Nimitz trong khi sử dụng thủy thủ đoàn ít hơn nhờ áp dụng nhiều công nghệ tự động hóa vận hành. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ. |
Tuy nhiên, việc áp dụng nhiều công nghệ mới khiến tàu gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thiện. Tổng thống Donald Trump từng chỉ trích việc áp dụng hệ thống phóng điện từ dựa trên công nghệ chưa được thử nghiệm. Ảnh: Flickr/Hải quân Mỹ. |