Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sau 30 năm, tăng trưởng của Trung Quốc lần đầu tụt lại so với châu Á

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 27/9 ra báo cáo cho biết tăng trưởng GDP của Trung Quốc lần đầu thấp hơn các nước láng giềng châu Á kể từ năm 1990.

Tình hình Covid-19 tại Trung Quốc khiến nhiều hoạt động nội địa gián đoạn. Ảnh: South China Morning Post.

Trong báo cáo định kỳ ngày 27/9, Ngân hàng Thế giới đã hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương - từ 5% xuống còn 3,2%, Guardian đưa tin.

Sự sụt giảm này phần lớn đến từ nền kinh tế Trung Quốc, vốn chiếm 86% kinh tế khu vực.

Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP tại Trung Quốc chỉ đạt 2,8% trong năm 2022, trong khi 23 quốc gia còn lại trong khu vực được dự báo tăng trưởng trung bình 5,3%, gấp đôi so với năm 2021.

Theo dự báo này, đây sẽ là lần đầu tiên tăng trưởng GDP của Trung Quốc thấp hơn các nước láng giềng kể từ năm 1990.

Ngân hàng Thế giới cho biết giá hàng hóa tăng và phục hồi sau đại dịch đã thúc đẩy tăng trưởng tại châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó, chính sách Zero Covid-19 tại Trung Quốc phần nào khiến tiêu dùng nội địa và xuất khẩu tại nước này gián đoạn.

Chính phủ Trung Quốc cho biết tăng trưởng GDP năm 2021 của nước này đạt 8,1%, mức cao nhất của đất nước trong một thập kỷ qua, và dự báo sẽ đạt 5,5% trong năm 2022.

tang truong gdp chau a anh 1

Một công ty may mặc tại Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Ngân hàng Thế giới ban đầu dự báo tăng trưởng của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 5%, sau đó hạ thấp còn 2,8% trong báo cáo ngày 27/9. Tổ chức này dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ đạt tăng trưởng GDP 4,5% vào năm 2023.

"Đối mặt với việc tăng trưởng toàn cầu chậm lại, các quốc gia cần giải quyết những vướng mắc về chính sách trong nước, vốn là trở ngại cho phát triển dài hạn", Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Manuela Ferro tuyên bố.

Tuần trước, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng hạ thấp dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ 5% xuống 3,3%.

Ngành phát đạt trái ngược ở Trung Quốc

Chiến lược "Zero Covid-19" đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc và nhiều công ty, nhưng nó lại mang đến lợi nhuận khổng lồ cho các nhà sản xuất kit xét nghiệm.

'Dịch bệnh tiềm ẩn' trong lòng xã hội Trung Quốc

Những năm 1970 chứng kiến Trung Quốc bắt đầu có những bước chuyển mình về tăng trưởng kinh tế, song những vấn đề y tế mới cũng thành hình và dần trở thành cơn đau đầu cho đất nước.

Trần Hoàng

Bạn có thể quan tâm