Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

'Dịch bệnh tiềm ẩn' trong lòng xã hội Trung Quốc

Những năm 1970 chứng kiến Trung Quốc bắt đầu có những bước chuyển mình về tăng trưởng kinh tế, song những vấn đề y tế mới cũng thành hình và dần trở thành cơn đau đầu cho đất nước.

dich benh tai trung quoc anh 1

Các chuyên gia cảnh báo rằng ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường có thể là những "dịch bệnh tiềm ẩn" gây ra những hậu quả sâu rộng cho xã hội, kinh tế và nhân khẩu học cho quốc gia đông dân nhất thế giới.

Dù Trung Quốc áp dụng chính sách kiểm soát Covid-19 nghiêm ngặt, tác động chết người từ những bệnh không lây nhiễm trên ít được hiểu rõ và tiềm ẩn mối nguy với hàng chục triệu người Trung Quốc trong những thập niên tới nếu không có các chính sách y tế công cộng hiệu quả.

Trung Quốc đã chuyển mình thành một trong những nền kinh tế hàng đầu từ việc công nghiệp hóa và xu hướng người dân chuyển từ nông thôn lên thành thị.

Điều này mang lại mức thu nhập cao, nhưng cũng kéo theo nhiều loại bệnh xuất hiện hơn như ung thư, tiểu đường và tim mạch do chế độ ăn uống không phù hợp, thiếu tập thể dục và huyết áp cao.

Wang Feng, giáo sư xã hội học tại Đại học California, cho biết tốc độ thay đổi ở Trung Quốc vào cuối thế kỷ XX là điều chưa từng thấy trong lịch sử, song những vấn đề y tế và xã hội mới cũng dần xuất hiện trong giai đoạn này.

“Đó là những dịch bệnh tiềm ẩn, và nó là những dịch bệnh dai dẳng”, ông nói. “Bạn chứng kiến một sự bùng nổ về chế độ ăn và dinh dưỡng trong thời gian ngắn. Kết hợp với tốc độ già hóa chưa từng có, đây không chỉ thách thức với các gia đình mà còn là bài toán cho giới lãnh đạo”.

Cơn đau đầu vì thuốc lá

Hơn một phần ba trong số 1,1 tỷ người hút thuốc trên thế giới đang sống ở Trung Quốc, nơi một nửa nam giới nghiện thuốc lá. Những căn bệnh liên quan đến thuốc lá - như ung thư phổi, bệnh hô hấp và tim mạch - được dự báo sẽ giết chết một phần ba nam thanh niên Trung Quốc vào năm 2050.

Đây là hồi chuông cảnh báo với một quốc gia đang chịu áp lực nhân khẩu học khi tỷ lệ sinh giảm mạnh và già hóa dân số. Liên Hợp Quốc ước tính dân số Trung Quốc có thể giảm xuống còn một tỷ người vào cuối thế kỷ XXI.

dich benh tai trung quoc anh 2

Công nhân đang đóng gói thuốc lá điện tử tại nhà máy First Union ở Trung Quốc. Ảnh: Kevin Frayer.

Nguyên nhân tử vong lớn nhất ở Trung Quốc là đột quỵ, sau đó là bệnh tim mạch, viêm phổi mạn tính và ung thư phổi.

Bernard Stewart, chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nguyên nhân ung thư kiêm giáo sư Đại học New South Wales, nói rằng mọi bằng chứng đều rõ ràng và Trung Quốc cần hành động để ngăn chặn tình trạng tử vong do thuốc lá - điều mà ông gọi là "thảm họa".

Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh gây chết người chính ở Trung Quốc, đặc biệt ở khu vực đô thị hóa và công nghiệp hóa cao tại miền Bắc. Người dân nơi đây có nguy cơ bị tăng huyết áp, béo phì và chế độ ăn không hợp lý, ít rau quả nhưng nhiều thịt, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet.

Trung Quốc có hơn 110 triệu người mắc tiểu đường, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bệnh tiểu đường cùng các biến chứng đã khiến một triệu người nước này tử vong mỗi năm, với 40% số ca tử vong ở những người dưới 70 tuổi.

Là nền kinh tế thứ hai thế giới, song Trung Quốc chỉ xếp thứ 76 trong số những quốc gia có nguy cơ tử vong thấp trong độ tuổi 30-70.

Giới chức Trung Quốc năm 2019 đã phát động chiến dịch Trung Quốc Khỏe mạnh 2030 để giảm số ca tử vong sớm. Các quy định cấm hút thuốc ở nơi công cộng được tăng cường. Việc quy định giảm thời gian dùng thiết bị điện tử đối với trẻ em cũng là một nỗ lực giảm béo phì giai đoạn đầu và cải thiện sức khỏe của nước này.

Tuy vậy, những trở ngại vẫn hiện hữu khi chính phủ phụ thuộc vào thuế thuốc lá, vốn chiếm 10% nền thuế nước này.

Làn sóng từ phương Tây

Khủng hoảng sức khỏe tại Trung Quốc được cho là bắt nguồn từ sự tăng trưởng kinh tế từ những năm 1970, khi Trung Quốc tiếp nhận văn hóa cũng như ẩm thực phương Tây.

Đến năm 1988, người Trung Quốc đã tiêu thụ thịt nhiều hơn 60% và dầu thực vật hơn 150% so với 10 năm trước đó, và điều này đã giúp cải thiện rất lớn nguồn dinh dưỡng. Tuy nhiên, cùng thời điểm này, tiêu thụ đồ uống có cồn tăng 3,5 lần, và sử dụng thuốc lá nhiều gấp đôi.

“Đó là 30 năm trước. Hiện nay tốc độ tiêu thụ rượu, đường, thuốc lá nhanh hơn thức ăn. Đã không có nhận thức đủ về tình trạng thiếu dinh dưỡng, thừa cân, cũng như quá trình này đang diễn ra nhanh như thế nào”, ông Wang Feng nói.

dich benh tai trung quoc anh 3

Người dân chờ khám bệnh tại Bệnh viện Y học Cổ truyền ở Bắc Kinh. Ảnh: Future Publishing.

Chi phí chăm sóc y tế người bệnh và người già cũng là trở ngại kinh tế với Trung Quốc. Chi phí chăm sóc sức khỏe đang chiếm một phần ba chi tiêu đầu người, cao hơn dự kiến tại quốc gia này.

Nhu cầu tiết kiệm cho các vấn đề sức khỏe cũng ảnh hưởng đến ngân sách mỗi gia đình - thường chỉ có một người con lo phần tiết kiệm và chăm sóc. Điều này càng thách thức hơn khi thế hệ 18-40 tuổi hiện nay có thu nhập ít hơn và có xu hướng ra ở riêng.

Trở ngại kinh tế

Giới lãnh đạo Trung Quốc đã thừa nhận tình trạng khó khăn về y tế và kinh tế, và đây cũng là một trong những lý do chính phủ kiên quyết với chính sách Zero Covid-19.

Những người ở khu vực nông thôn không được tiếp cận dịch vụ y tế đảm bảo, cũng như nhiều căn bệnh tiềm ẩn phổ biến như tim mạch và hô hấp có nguy cơ cao khi dịch bệnh lây lan. Giới chức Trung Quốc ước tính chính sách Zero Covid-19 có thể cứu sống một triệu người.

Khoảng 95% người dân Trung Quốc có bảo hiểm y tế, nhưng không đồng nghĩa với việc họ có thể dễ tiếp cận chăm sóc sức khỏe, khi giá dịch vụ y tế vẫn là trở ngại.

Những nỗ lực cải cách hệ thống y tế công đã khiến số lượng bệnh viện tư nhân bùng nổ và vượt qua số bệnh viện công. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch, song hiệu quả vẫn chưa được đánh giá cao, và chi phí người dân phải bỏ ra dù đã có bảo hiểm vẫn còn rất cao.

“Những căn bệnh mạn tính là nguyên nhân chính gây ra gánh nặng y tế và kinh tế ở Trung Quốc”, báo cáo từ Lancet cho hay.

Bức tranh trái ngược thế giới ở Trung Quốc

Chính quyền các địa phương Trung Quốc đang nhanh chóng siết chặt phòng dịch Covid-19, trong đó có phong tỏa, với hy vọng ngăn chặn đợt bùng phát lớn trước thềm sự kiện quan trọng.

'Chương mới' trong chính sách Zero Covid-19 của Trung Quốc

Trung Quốc đang tích cực đẩy mạnh xét nghiệm hàng loạt và diện rộng nhằm sớm khoanh vùng để khống chế sự lây lan của dịch bệnh. Điều này dần trở thành quen thuộc với người dân.

Trần Hoàng

Theo Guardian

Bạn có thể quan tâm