Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sao Hoa ngữ biến dạng vì vấn nạn cà da, bóp mặt quá đà

Các diễn viên nữ trong "Đông cung" được chỉnh da trắng đến mức phát sáng. Ngay cả Tư Cầm Cao Oa - người sinh năm 1950 - cũng bị cà mặt đến mất nếp nhăn tuổi tác.

Theo Sina, tại cuộc họp thường niên vào tháng 7, Tổng cục Phát thanh, Truyền hình Trung Quốc yêu cầu các đoàn phim kiên quyết tẩy chay việc lạm dụng bộ lọc để cà mặt, thay đổi ngoại hình diễn viên.

Vấn đề lạm dụng kỹ thuật chỉnh sửa hình ảnh trong ngành sản xuất phim truyền hình từng bị nhiều trang báo lớn như Quang Minh nhật báo, Thanh Niên nhật báo, Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo... lên án.

Sina có bài viết lý giải vì sao Tổng cục phải mạnh tay cấm đoàn phim chỉnh sửa mặt diễn viên.

Gương mặt biến dạng, vô hồn trên màn ảnh

"Diễn viên ngoài 70 tuổi nhưng mặt vẫn láng mịn, một nếp nhăn cũng không có, điều này thật vô lý. Xin hỏi bà ấy thực hiện liệu pháp thẩm mỹ nào mà kỳ diệu như vậy?", cư dân mạng mỉa mai đoàn phim Đông cung.

Các diễn viên nữ trong Đông cung được chỉnh da trắng đến mức phát sáng. Ngay cả Tư Cầm Cao Oa - người sinh năm 1950 - cũng bị cà mặt đến mất nếp nhăn tuổi tác.

Nét đẹp của Đường Yên trong Yến Vân đài, Cúc Tịnh Y trong Gia Nam truyện hay dàn sao trong Đương gia chủ mẫu đều bị lạm dụng công nghệ photoshop quá đà. Do dùng bộ lọc làm mịn da, ngũ quan trên khuôn mặt của họ không rõ ràng. Trong bất kỳ biểu cảm nào, kể cả gào thét, cơ mặt diễn viên cũng không có sự biến hóa.

Hộc Châu phu nhân, khán giả cảm thấy nhìn mặt Dương Mịch như qua làn sương. Còn ở Nhất kiến khuynh tâm, mặt Trần Tinh Húc và Trương Tịnh Nghi sáng lóa, biến dạng. Để Địch Lệ Nhiệt Ba trắng bật tông, gương mặt thon nhỏ, hoàn hảo đến từng đường nét trong Em là niềm kiêu hãnh của anh, nhà sản xuất thậm chí khiến tay nam diễn viên Dương Dương bị nhòe đi vì chỉnh sửa quá đà.

Phim Trung Quoc chinh sua qua da anh 1

Làn da trắng không tỳ vết của Cúc Tịnh Y trong Tân Bạch Nương Tử truyền kỳ. Ảnh: Sohu.

Theo Sina, việc xuất hiện bộ lọc và công nghệ chỉnh sửa hình ảnh trong công tác làm phim cho thấy sự phát triển của ngành truyền hình. Tuy nhiên, việc sử dụng sai mục đích, lạm dụng quá đà làm giảm chất lượng sản phẩm nghệ thuật.

Trên màn ảnh, nhiều nữ nam nghệ sĩ dùng filter che mất vẻ đẹp chân thực. Xu thế đẹp "mười phân vẹn mười" bằng công nghệ gọt mặt, cà da và chỉnh trắng khiến diễn viên trở nên nhợt nhạt, không thể nhìn rõ đường nét khuôn mặt.

"Da trắng mịn không tỳ vết, nếp nhăn và lỗ chân lông biến mất khiến nghệ sĩ như hình nộm biểu diễn trước ống kính. Họ vô cảm khi khóc, cười", Quang Minh nhật báo phê phán.

Theo Thanh Niên nhật báo, hiện tượng chỉnh sửa siêu tinh vi gây ra "sạn" hóa trang, khiếm khuyết diễn xuất xuất hiện nhan nhản trên màn ảnh. Diễn viên hình thành tư tưởng "cần đẹp, không cần tài", lười trau dồi năng lực.

Hành vi đốt tiền vô nghĩa

Theo Sohu, những năm gần đây, chi phí làm phim của giới nghệ thuật Trung Quốc "năm lần bảy lượt" bị xé nhỏ để đáp ứng yêu cầu của nghệ sĩ. Và khoản tiền phải chi mới nhất bên cạnh việc thuê diễn viên lồng tiếng hay đóng thế chính là "chỉnh sửa gương mặt".

Trên Sohu, Tiểu Ngũ - nhân viên hậu kỳ - cho biết phim Trung Quốc ngày nay đều phải mang đi chỉnh mặt diễn viên trước khi phát sóng. Hiện tại, cà da và sửa mặt là "quy trình" không thể thiếu trong quá trình sản xuất phim truyền hình ở xứ tỷ dân. Trong đó, giới sao yêu cầu tổ kỹ thuật phải khiến họ càng trắng càng tốt.

"Họ sợ xấu, ảnh hưởng đến hình ảnh và bị khán giả chê bai. Một số người làm thẩm mỹ đến biến dạng mặt, vì vậy, phải sử dụng công nghệ chỉnh lại cho cân đối. Không chỉnh diễn viên không đồng ý cho phim lên sóng", Tiểu Ngũ nói.

Vì vậy, "không được xấu và phải sửa mặt bằng công nghệ" đã trở thành điều kiện thỏa thuận để ký kết hợp đồng giữa nhiều ngôi sao và đoàn làm phim. Theo Tiểu Ngũ, chi phí hiệu ứng gương mặt hiện nay là 500-1.200 USD/phút. Với tác phẩm dài 30 tập, họ phải mất khoảng 3 tháng để hoàn thành.

Nhân viên hậu kỳ này cho rằng lạm dụng chỉnh sửa khiến diễn viên Trung Quốc không giống người thật, ảnh hưởng chất lượng nghệ thuật của cả tác phẩm vì đoàn phim phải chắt bóp kinh phí. Cô đánh giá xu hướng này trong ngành truyền hình là "đốt tiền vô nghĩa".

Tạo ra xu thế thẩm mỹ méo mó

Theo Tân Hoa Xã, hiện tại, giới làm phim Trung Quốc đang cho ra mắt tác phẩm theo chuẩn mạng xã hội. Họ áp dụng các bộ lọc khác nhau trong quá trình hậu kỳ để có màu phim lung linh giống với hiệu ứng trên các ứng dụng chỉnh ảnh hiện nay.

Trong khi diễn viên sẽ được chỉnh sửa kỹ qua nhiều hiệu ứng để giúp họ có khuôn mặt kiểu mẫu như làn da trắng, láng mịn không một nếp nhăn hay lỗ chân lông, môi đầy, mắt to như xu hướng làm đẹp của giới trẻ Trung Quốc vài năm trở lại đây.

Việc này xuất phát từ tâm lý sợ xấu trong giới nghệ sĩ. Tiêu chuẩn nhan sắc cao bị xã hội áp đặt khiến người nổi tiếng buộc phải đẹp trong mọi hoàn cảnh từ đời thường cho đến trên phim.

Do đó, thời gian qua, đại đa số diễn viên xứ tỷ dân đều mong muốn có gương mặt đạt tỷ lệ hoàn hảo, nổi bật trước ống kính có độ phân giải cao. Vì vậy, bất kể nam hay nữ đều có xu hướng che lấp nét đẹp tự nhiên, chạy theo gu thẩm mỹ được công chúng ưa chuộng là da trắng môi đỏ.

Trên Sina, các chuyên gia xã hội học đánh giá việc nghệ sĩ mù quáng chạy theo trào lưu làm đẹp không phản ánh đúng thực tế, thay đổi hoàn toàn diện mạo, gây ảnh hưởng tiêu cực đến khán giả.

Từ hành vi "đổi mặt" của nghệ sĩ, công chúng sẽ cho rằng đến ngôi sao vốn có vẻ đẹp hơn người cũng không hài lòng, e ngại với diện mạo thật, phải chỉnh sửa kỹ càng mới dám lộ mặt. Điều này khiến tâm lý tự ti, mặc cảm về ngoại hình lan rộng và gây ra làn sóng "vẻ đẹp công nghiệp".

Trung Quốc cấm chỉnh sửa mặt diễn viên quá đà

Cơ quan quản lý khẳng định việc lạm dụng công nghệ can thiệp vào ngoại hình diễn viên ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của nghệ thuật.

Viên Băng Nghiên bị cắt vai sau bê bối trốn thuế

Ảnh hưởng tiêu cực từ scandal trốn thuế khiến Viên Băng Nghiên mất vai trong "Hồ yêu Tiểu Hồng Nương: Nguyệt hồng".

Di Hy

Bạn có thể quan tâm