Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

The Poem

Sao gọi em là hoa dại?

“Hoa dại” là một bài thơ nhỏ nhắn nhưng ẩn chứa nhiều suy tưởng của Trần Đăng Khoa. Đó là suy tưởng trong những chiều kích khác nhau về sự sống.

Thương một quãng đường chói nắng

Mầm hoa đội đất nhô lên

Sắc thắm rất nhiều về sáng

Hương thơm rất nhiều về đêm

***

Một vùng tươi mát trong lành

Cái nắng trưa hè dịu lại

Vui vẻ người qua

Hoa ơi!

Ai gọi em là hoa dại?

Lời bình

Sau khi đọc bài thơ này của Trần Đăng Khoa, có ai tự đặt cho mình câu hỏi: thế nào là hoa dại? Phải chăng, hoa dại là loài hoa mọc ngẫu nhiên, ven đường, không được quan tâm, đoái hoài, chăm sóc, ghi nhận? Như thế, hoa dại là vô dụng, vô nghĩa. Như thế, hoa dại tồn tại mà không hiện hữu. Như thế, hoa dại sống mà như không sống.

Không sống, sao hoa mầm hoa đội đất nhô lên? Không hiện hữu sao hoa thắm về sáng và thơm về đêm? Vô dụng, vô nghĩa sao hoa giữ cho một vùng tươi mát trong lành, làm dịu nắng hè? Sự sống chẳng ngẫu nhiên, cũng chẳng vô nghĩa bao giờ. Gọi tên hoa dại, chẳng qua là một thói quen, một định kiến, một hẹp hòi, thậm chí, trong cách gọi tên ấy lại bộc lộ sự “hoang dại” của chính kẻ tự cho mình “không phải hoa dại”.

Bài thơ của Trần Đăng Khoa như nhành hoa bé nhỏ. Ta có thể đọc lướt qua để cảm nhận khoảnh khắc suy tư, bâng khuâng bên một loài hoa dại của thi sĩ - người qua đường. Nhưng, cũng có thể, dừng lại, cúi xuống, chiêm ngưỡng sự vĩ đại mà khiêm nhường, sâu thẳm mà rất đỗi tự nhiên của sự sống.

Bên một suy tưởng thi ca, bên một nhành hoa dại, bỗng nhiên, một câu hỏi khác mọc ra: Thế nào thì không phải hoa dại?

Lắng nghe sự sống mới bắt đầu

“Sáng mùa hè” là bài thơ hay của Mai Văn Phấn. Ở đó, ta lắng nghe được sự sống hồi sinh trong thanh âm, ánh sáng và hình ảnh.

Những cơn đau nơi cuối rễ đầu cành

Bài thơ “Cuối rễ đầu cành” của Bế Kiến Quốc là những suy tư về sự sống quanh ta. Sự sống vĩ đại và nhiệm màu, nhưng chẳng ngẫu nhiên.

Trần Đăng Khoa

Bạn có thể quan tâm