Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

The Poem

Những cơn đau nơi cuối rễ đầu cành

Bài thơ “Cuối rễ đầu cành” của Bế Kiến Quốc là những suy tư về sự sống quanh ta. Sự sống vĩ đại và nhiệm màu, nhưng chẳng ngẫu nhiên.

Vươn mãi vào bề sâu

Cái rễ non tìm đường cho cây

Qua sỏi đá có khi tướp máu

***

Hướng mãi lên chiều cao

Cái cành non vượt mưa đông nắng hạ

Nảy chiếc lá như người sinh nở

***

Ai đang ngồi hát trước mùa xuân

Cuộc đời như thể tự nhiên xanh

Chỉ có đất yêu cây thì đất biết

Những cơn đau nơi cuối rễ đầu cành...

Lời bình

Cuối rễ đầu cành là một bài thơ cô đọng, giàu suy tư của Bế Kiến Quốc. Sự cô đọng từ trong ý nghĩ, suy tưởng, hình thành tứ thơ về cái giá của sự sống. Sự sống chẳng bao giờ dễ dàng, cũng chẳng bao giờ là ngẫu nhiên.

Sự cô đọng của bài thơ được thể hiện qua những hình ảnh có tính biểu trưng. Không kể lể dài dòng, không miên man cảm xúc, chất thơ đọng lại trong vệt máu tứa của rễ non nơi lòng đất thẳm, của cành xanh vượt qua gió nắng, để mang về sự sống cho cây.

Khổ cuối của bài thơ như một lời chất vấn trước cuộc đời: mùa xuân, sự sống chẳng tự nhiên mà xanh. Bởi thế, cần phải biết ơn những nỗ lực âm thầm, những chắt chiu khó nhọc, đau đớn, để thêm yêu những hiện diện kỳ diệu ở bên mình.

Nghe trong cỏ đời hiến dâng cao cả

“Với cỏ” của Võ Kim Phượng là bài thơ xúc động. Đó là một mạch nguồn mới trong cách cảm nhận về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng.

Gọi yêu về, mùa xưa cầm tay

“Khúc du hương mùa cũ” của Châu Hoàng là một thoáng hoài niệm về thanh xuân với niềm thương mến và chút bâng khuâng nhung nhớ.

Bế Kiến Quốc

Bạn có thể quan tâm