Hơn 250 năm trước, San Francisco chỉ có những đụn cát trải dài không khác gì sa mạc ở Tây Á. Ngày nay, "thành phố sương mù" là một trong những đô thị hấp dẫn nhất nước Mỹ.
Những cư dân đầu tiên của San Francisco, tộc người Yelamu, bắt đầu định cư tại khu vực vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên. Khoảng 150 đến 300 người sống trong phạm vi là thành phố San Francisco ngày nay. Ảnh: Library of Congress
Một nhóm nhà thám hiểm Tây Ban Nha, dẫn đầu bởi Don Gaspar de Portola, đặt chân đến khu vực vào năm 1769. Họ được xem là những người châu Âu đầu tiên có mặt vịnh San Francisco. Ảnh: The Clear Case.
Khi đó, khu vực ngày nay là công viên Cổng Vàng (Golden Gate) chỉ là những đụn cát trải dài trùng trùng điệp điệp từ Tây sang Đông đến hơn 11 km. Ảnh: Open SF History.
Người Tây Ban Nha lập nên Pháo đài Hoàng gia Saint Francis (tức San Francisco) vào năm 1776. Ảnh: NYPL.
Cùng năm đó, nhà thờ Mission San Francisco de Asis, công trình lâu đời nhất còn tồn tại đến ngày nay, được xây dựng. Nhà thờ này là một phần trong một phức hợp công trình dùng để sinh sống, phục vụ nông nghiệp và sản xuất. Trong hình là nhà thờ vào năm 1863. Ảnh: NYPL.
Khu vực nằm dưới sự thống trị của người Tây Ban Nha cho đến năm 1821 thì được sáp nhập vào Mexico. Ảnh: Library of Congress.
Năm 1835, doanh nhân người Anh William Richardson và Francisco de Haro, một quân nhân Mexico, vạch ra kế hoạch xây dựng một thị trấn lớn hơn lấy tên là Yerba Buena (theo tên một loại rau thơm ở địa phương). Trong hình là khung cảnh khu vực ngày nay là phần rìa quận Richmond vào những năm 1880. Ảnh: Found San Francisco.
Một thập kỷ sau, dân số của Yerba Buena tăng gấp đôi với gần 1.000 người và đổi tên thành San Francisco. Ảnh: Public Domain.
Năm 1849, San Francisco trở thành miền đất hứa của những phu đào vàng, đồng thời củng cố vị trí trung tâm của giao thương trên biển. Ảnh: NYPL.
Đây là nơi thường xuyên xảy ra động đất. Năm 1868, một trận động đất khoảng 6,8 đến 7 độ đã làm nghiêng nhiều ngôi nhà. Ảnh: San Francisco History Center.
Một trận động đất khác vào năm 1906 phá hủy thành phố. Trong hình là đống đổ nát tại Tòa Thị chính. Ảnh: NYPL.
Công cuộc tái thiết diễn ra trong nhiều thập kỷ sau đó. Trong hình là công nhân làm việc tại một tòa nhà chọc trời ở San Francisco vào đầu những năm 1900. Ảnh: NYPL.
Cư dân kéo về đây ngày càng nhiều hơn, dẫn đến sự bùng nổ dân số. Ảnh: NYPL.
Cầu Cổng Vàng, ngày nay là biểu tượng của thành phố, bắt đầu được xây dựng vào năm 1933. Ảnh: Library of Congress.
Trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, thành phố mở mang cơ sở hạ tầng. Trong hình là một con phố ở San Francisco vào năm 1945 với đường ray xe điện ra đời sớm nhất ở thành phố vào năm 1873. Ảnh: Wikimedia Commons.
Con người tự do, phóng khoáng, mùa hè mát mẻ và cảnh quan tươi đẹp là lý do nhiều người đến định cư ở thành phố ven bờ Thái Bình Dương. Trong ảnh là nhóm nhạc rock The Grateful Dead tại San Francisco khoảng năm 1960. Ảnh: Getty.
Cầu Cổng Vàng vào khoảng những năm 1940. Ảnh: Indiana University Archives.
Ngày nay, San Francisco là một trong những đô thị lớn của bang California cũng như nước Mỹ với diện tích khoảng 124 km2 và hơn 800.000 cư dân. Ảnh: Shutterstock.
Giữa thủ đô hơn 10 triệu người của Nhật, hàng nghìn người cao tuổi từ giã cõi đời trong cô độc và im lặng. Họ chỉ được tìm thấy khi mùi tử thi xuất hiện và ám ảnh những khu dân cư.
Từ Hi Thái hậu, một trong 3 người phụ nữ quyền lực nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa, thích được chụp ảnh, được phục vụ 120 món ăn một bữa, có đường sắt riêng để đi lại trong cung.
Cách đây hơn 2 thế kỷ, "đội quân vĩ đại" của Hoàng đế Napoleon tìm cách vượt sông Berezina ở Belarus trong trận đánh ác liệt với quân Nga và đã gặp phải tổn thất nặng nề.