Gầu cạp đất liên tục đào đất tại công trình cầu Rọc Sen. Ảnh: Sở TT&TT tỉnh Đồng Tháp. |
Ngày 15/1, theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Tháp, đội cứu hộ đã nhổ được ống vách tại công trình cầu Rọc Sen (huyện Thanh Bình).
Ống vách D1600 được nhổ bằng cẩu 80 tấn có treo búa rung 90 kW. Trước khi nhổ ống vách, đội phải dùng cọc ván thép rung hạ để phá ma sát giữa đất với thành ống.
Sau khi nhổ xong, đội thi công thực hiện kiểm tra tình trạng hố móng, dọn dẹp mặt bằng, gia cường lại các vị trí đứng thiết bị. Sau đó, đội tiến hành điều chuyển thiết bị cần thiết cho công tác đào đất vào vị trí và hạ 4 cọc ván thép dẫn hướng cho gầu cạp.
Trong đêm 14/1, lực lượng thi công tiếp tục đào đất trong lòng hố kết hợp bơm dung dịch phạm vi phía dưới khung vây ván thép. Sau 16 ngày cứu nạn, tổ cứu hộ vẫn gặp khó khăn trong công tác đào đất vì đất sét cứng mút chặt lấy thiết bị.
Dự kiến sau khi đào đất xung quanh và gia cố theo từng tầng, đội cứu hộ tỉnh Đồng Tháp tiến hành nhổ ống cọc bê tông.
Trưa 31/12/2022, Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi) cùng ba bạn hàng xóm vào công trình cầu Rọc Sen (xã Phúc Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) để nhặt sắt. Không may, Nam rơi xuống ống cọc bê tông rỗng, đường kính 25 cm, đã đóng xuống đất sâu 35 m.
Đến 18h30 ngày 4/1, lực lượng cứu hộ xác định bé Nam đã tử vong. Nguyên nhân chính là nạn nhân bị đa chấn thương, thiếu dưỡng khí và nhiệt độ thấp. Sau khi việc duy trì sự sống cho nạn nhân kết thúc, công tác cứu hộ chuyển sang giai đoạn đưa thi thể lên mặt đất.
Những cuốn sách hay về miền Nam
Đế quốc An Nam và người dân An Nam - bên cạnh thông tin tổng quan về địa lý, sản vật, tập quán ở nước ta hồi thế kỷ XIX, nhiều thông tin quan trọng về sông Mekong, địa lý Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhất là Sài Gòn xưa, được ghi chép chi tiết.
Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.