Khi sử dụng dịch vụ ngân hàng, tất cả chủ thẻ đều đồng ý trả phí và chấp nhận mức phí ngân hàng đưa ra. Tuy nhiên, việc phải gánh nhiều loại phí hay sử dụng dịch vụ với chất lượng không đổi nhưng chi phí tăng lên… cũng khiến không ít người dùng cảm thấy băn khoăn.
Người tiêu dùng ‘ngộp’ vì phí ngân hàng
Chị Thùy Dung, nhân viên văn phòng ở Gò Vấp, TP.HCM cho biết: “Tôi chuyển tiền qua mạng chỉ vài trăm nghìn đồng mà vẫn bị thu phí chuyển khoản liên ngân hàng với mức 11.000 đồng. Phí cao vậy nên tôi chỉ dám dùng thẻ ATM mà cơ quan trả lương, nhưng tính ra vẫn có khá nhiều khoản phí như quản lý tài khoản, thông báo số dư qua tin nhắn, rút tiền ATM... Đã vậy ATM gần cơ quan tôi sau giờ làm luôn trong tình trạng xếp hàng chờ, nhiều lúc tôi phải sang rút ATM ngân hàng khác, phí tất nhiên còn cao hơn”.
Người dùng hiện nay hiểu rõ những khoản phí phải trả cho một lần sử dụng dịch vụ ngân hàng. |
Tương tự chị Dung, anh N.T.Tiến (Hà Nội) dùng thẻ ATM theo ngân hàng mà công ty trả lương. Trước đây, anh không mấy để ý đến khoản phí bị trừ khi chuyển hay rút tiền vì coi đó là phí dịch vụ phải trả cho ngân hàng.
“Họ phục vụ mình thì mình trả tiền cho họ, vậy thôi. Nhưng nếu tăng phí thì tôi lại thấy không hợp lý vì phí tăng nhưng chất lượng dịch vụ không tăng tương xứng: máy ATM hay bị lỗi, hạn mức mỗi lần rút thấp nên phải rút nhiều lần khi cần nhiều tiền và mỗi lần đều phải trả phí...”, anh Tiến tâm sự.
Thực ra, người tiêu dùng ngày nay không còn quá chi li phí dịch vụ trả cho ngân hàng. Kiến thức về dịch vụ tài chính của người dùng ngày càng tăng khi họ biết so sánh, tìm hiểu để chọn ra dịch vụ tốt nhất cho bản thân. Tuy nhiên, việc phải gánh quá nhiều loại phí dịch vụ cộng thêm yêu cầu tăng phí từ một số ngân hàng khiến người tiêu dùng bắt đầu hoài nghi về giá trị của bên cung ứng dịch vụ.
Đứng về phía ngân hàng, việc thu phí dịch vụ cũng có lý do khi không chỉ giúp duy trì đầu tư hệ thống, nâng cấp chất lượng dịch vụ, mà còn góp phần khuyến khích khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán phi tiền mặt. Thế nhưng, phí dịch vụ như thế nào để cả khách hàng và ngân hàng đều cảm thấy “dễ thở”?
Nên đảm bảo lợi ích toàn diện
Là người khá am hiểu về tài chính tiêu dùng, anh Long (nhân viên một công ty của Mỹ hoạt động tại Việt Nam) cho biết anh sử dụng khá nhiều thẻ ngân hàng trong và ngoài nước. Theo anh, mức phí rút tiền mặt của một số ngân hàng đang áp dụng có thể chấp nhận được, nhưng nếu tăng phí lại không thỏa đáng.
Trên thực tế, vẫn có một số đơn vị đưa ra chính sách hỗ trợ phí dịch vụ như miễn phí rút tiền ATM, chuyển khoản nội mạng… Trong bối cảnh như hiện nay, người dùng sẽ không ngần ngại cân nhắc chuyển sang dùng dịch vụ tại các ngân hàng có mức phí tốt hơn.
Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp và người dùng còn tìm đến các gói sản phẩm ngân hàng thay cho từng sản phẩm đơn lẻ để được lợi phí nhiều hơn.
Anh Long đưa ra trường hợp công ty của bạn mang tên S.Parc. Theo đó, công ty này vừa chuyển đổi ngân hàng giao dịch vì nhân viên không hài lòng với chính sách thu phí của ngân hàng trả lương trước đó. Mới đây, S. Parc đã quyết định sử dụng gói tài khoản trả lương M-Payroll của Maritime Bank để tiết kiệm chi phí cho nhân viên.
Các gói sản phẩm như gói trả lương M-Payroll từ Maritime Bank đã giải quyết được phần lớn nỗi lo về phí dịch vụ ngân hàng cho người dùng. |
Anh Long kể bạn anh rất hài lòng với việc chuyển đổi này vì vừa đảm bảo được quyền lợi cho cán bộ công nhân viên mà công ty cũng có lợi. Nhân viên của công ty được miễn toàn bộ phí giao dịch rút tiền tại ATM cả nội và ngoại mạng, phí đăng ký, phí sử dụng Internet Banking và SMS cùng nhiều loại phí khác. Nhờ đó, họ tiết kiệm ít nhất 600.000 đồng/năm. Ngoài ra, họ còn được hưởng rất nhiều ưu đãi lớn: cấp hạn mức tín dụng tự động sau một tháng nhận lương, trả góp thẻ tín dụng chỉ với lãi suất 0% hay được tặng cả quyền lợi bảo hiểm an sinh…
Cùng lúc đó, doanh nghiệp được hoàn toàn miễn phí chuyển lương; chuyển khoản tới 5.000 tài khoản/lần qua IB, hạn mức một lần chuyển lại lên đến 250 tỷ đồng/lần từ tài khoản doanh nghiệp hoặc 3 tỷ đồng/lần từ tài khoản cá nhân. Công ty được giảm 25% phí mua gói bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm bồi thường lao động cho nhân viên. Với công ty có hơn 500 nhân viên như S.Parc có thể tiết kiệm được tới vài chục triệu đồng một năm.
Qua câu chuyện của anh Long, có thể thấy các ngân hàng có nhiều cách để lấy thu bù chi thay vì chọn hình thức tăng phí dịch vụ. Với người dùng, họ có quyền lựa chọn những ngân hàng có dịch vụ miễn phí hoặc phí thấp để mở thẻ, hay chọn dùng dịch vụ theo gói để được lợi tối ưu về chi phí khi giao dịch.