Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Rèn luyện kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học

Sách "Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học" của TS Nguyễn Thị Thu cung cấp những kiến thức, những bài học truyền cảm hứng, giúp trẻ phát triển sự tự giác, tự học ở bậc tiểu học.

Sách "Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học". Ảnh: TH.

Theo tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, để có được năng lực tự học, trước hết trẻ cần có một quá trình được nuôi dưỡng và rèn luyện những thói quen tốt trong nề nếp sinh hoạt, nuôi dưỡng năng lực tư duy và suy nghĩ độc lập, khả năng tự kiểm soát và những kỹ năng để tạo tiền đề cho năng lực tự học.

Đa phần bố mẹ đều quan tâm đến việc làm sao giúp con biết tự giác học, nhưng nếu bỏ qua việc rèn luyện những điều trên, trẻ không thể có nền tảng để tự học chủ động.

Sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học trình bày những đặc điểm và phương pháp rèn luyện tính tự chủ trong học tập cho trẻ tiểu học. Tác giả Nguyễn Thị Thu cho rằng đối với lứa tuổi này, năng lực tự học sẽ bao gồm những yếu tố sau:

- Hiểu được vì sao mình cần phải học và ý nghĩa của việc học.

- Tạo được thói quen tự giác ngồi vào bàn học đúng giờ. Để có được điều này thì trẻ tiểu học phải có năng lực tự kiểm soát, tuân theo quy tắc trong gia đình, có thói quen sinh hoạt đúng quy tắc.

- Khả năng tự mình suy nghĩ, biểu đạt được suy nghĩ đó cho người khác hiểu.

- Tự mình muốn tìm hiểu những chủ đề về thế giới xung quanh, thay vì chỉ làm theo yêu cầu của thầy cô và bố mẹ.

- Tạo được thói quen thường xuyên đọc sách…

Câu hỏi đặt ra là: Làm thể nào để trẻ có được năng lực tự học?

TS Nguyễn Thị Thu cho rằng đầu tiên, trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Ở độ tuổi tiểu học động lực có thể đến từ chính tình yêu đối với bố mẹ, hay những sở thích của chính mình. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con.

Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. Đọc sách cũng giúp trẻ nâng cao kỹ năng đọc hiểu, dần dà, có năng lực hiểu được điều mà đoạn văn, câu chuyện muốn truyền tải, tóm tắt được ý chính của bài đọc, từ đó, nói lên được suy nghĩ của bản thân.

Phụ huynh nên khuyến khích trẻ nói và viết để truyền tải những kiến thức đã đọc ra bên ngoài. Đây là bước giúp trẻ nâng cao năng lực tư duy và chuyển đổi được những kiến thức mình học được ra bên ngoài, từ đó tạo hào hứng về thành tựu kiến thức mà trẻ đã tìm hiểu được.

TS Nguyễn Thị Thu gợi ý những mục tiêu cho trẻ: Tóm tắt được nội dung cuốn sách mình đã đọc, viết ra được cảm nhận đơn giản bằng chính suy nghĩ chân thực của mình mà không cần văn bản mẫu và biết biết tra cứu tài liệu từ sách, Internet, trình bày ý kiến và sự hiểu biết sau khi đã đọc những sách tham khảo.

Nuôi dưỡng phẩm chất tốt của trẻ

"30 Ngày rèn luyện phẩm chất: Biết ơn, Tử tế, Sáng tạo, Tự lập" là cuốn sách nuôi dạy con của Đậu Thị Nhung. Sách chứa nhiều bài thực hành hữu ích, nuôi dạy tâm hồn trẻ.

Bí quyết rèn thói quen đọc sách cho con

Một trong những kỹ năng cha mẹ nên dạy trẻ đó là thói quen đọc sách. Bởi sách là một "báu vật" giúp bé có thể biết được nhiều điều hay ho về cuộc sống.

Anh Vũ

Bạn có thể quan tâm