Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.
Dự báo hướng di chuyển của bão Krathon. Ảnh: Cơ quan khí tượng Nhật Bản. |
Dự báo diễn biến trong 24 giờ tới: Cơn bão Krathon di chuyển chậm theo hướng Tây Tây Bắc hướng về phía Nam đảo Đài Loan (Trung Quốc).
Tên bão Krathon do Thái Lan đề xuất, đóng góp vào danh sách các tên bão hình thành trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.
Ngày và đêm 30/9, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông (từ kinh tuyến 116-120 độ Kinh Đông) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9; riêng phía Đông kinh tuyến 118,5 chiều tối và đêm có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão Krathon mạnh cấp 12-14, giật cấp 17. Biển động dữ dội, sóng cao 4 - 6 m.
Ngoài ra, ngày và đêm 30/9, ở vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có mưa rào và giông mạnh. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc xoáy.
Cơ quan khí tượng cảnh báo: Ngày và đêm 1/10, phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông (từ kinh tuyến 116-120 độ Kinh Đông) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; riêng phía Đông kinh tuyến 118,5 có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão Krathon mạnh cấp 12-14, giật cấp 17. Biển động dữ dội. Sóng biển cao từ 4 - 6 m.
Từ trưa ngày 1/10, ở khu vực Vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8; biển động. Sóng biển cao từ 1,5-2,5 m.
Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.
Để chủ động ứng phó với hiện tượng thời tiết xấu trên biển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa yêu cầu các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo diễn biến gió mạnh, sóng lớn và mưa giông trên biển.
Thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh, không đi vào khu vực nguy hiểm nêu trên và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.
Hơn 600 trang Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý đã bao quát toàn bộ cảnh quan và đặc điểm cụ thể từng vùng ở Việt Nam trên nhiều góc nhìn như tự nhiên, khí hậu, đất đai, sông ngòi, dân cư, đặc trưng kinh tế. Đây được xem là tác phẩm kinh điển về địa lý Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo.