Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quốc hội họp bất thường lần 3, xem xét công tác nhân sự vào chiều 18/1

Sau 2 tuần kể từ khi kỳ họp bất thường lần thứ 2 kết thúc, Quốc hội tiếp tục triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 3 để xem xét công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Các đại biểu Quốc hội dự kỳ họp bất thường lần 2 của Quốc hội. Ảnh: Phạm Thắng.

Theo thông báo của Tổng Thư ký Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp bất thường lần thứ 3 Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Dự kiến Kỳ họp bất thường lần thứ 3 Quốc hội khóa XV diễn ra trong buổi chiều ngày 18/1 tại Nhà Quốc hội, thủ đô Hà Nội.

Chiều 17/1, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét và đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, an ninh nhiệm kỳ 2021-2026. Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các thủ tục theo quy định.

Kể từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay, Quốc hội đã tổ chức hai kỳ họp bất thường (chưa kể kỳ họp bất thường lần thứ 3 sắp diễn ra). Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV diễn ra đầu tháng 1/2022. Đây được đánh dấu là kỳ họp bất thường đầu tiên trong lịch sử của Quốc hội.

Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trở lại ở nhiều địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân cũng như việc khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Vì vậy khi đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định triệu tập kỳ họp bất thường để đưa ra những quyết sách cấp bách phục vụ việc chống dịch.

Kỳ họp bất thường lần 2 diễn ra sau đó một năm, vào đầu năm 2023, nhằm xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Đặc biệt trong đó là việc phê chuẩn miễn nhiệm phó thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026 với hai ông Phạm Bình MinhVũ Đức Đam; đồng thời phê chuẩn bổ nhiệm hai tân phó thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang.

Về cơ sở pháp lý cho những kỳ họp bất thường của Quốc hội, Khoản 2 Điều 83 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường. Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập kỳ họp Quốc hội.”

Cụ thể hóa quy định này, chương V của Luật Tổ chức Quốc hội cũng quy định rõ về kỳ họp Quốc hội, trong đó có nội dung về việc Quốc hội họp bất thường.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.

Khai mạc kỳ họp bất thường, Quốc hội dành hơn nửa ngày họp riêng

Trong ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp bất thường lần 2 khóa XV, Quốc hội có hơn nửa ngày họp riêng, sau đó lần lượt xem xét và quyết định một số nội dung quan trọng.

Trung ương đồng ý cho Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thôi chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương đồng ý cho ông Nguyễn Xuân Phúc thôi chức Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước theo nguyện vọng cá nhân.

Hoài Thu

Bạn có thể quan tâm