Người dân ở Khartoum, Sudan nhận bánh mì trong bối cảnh giao tranh tiếp tục ngày 22/4. Ảnh: Reuters. |
Sky News ngày 23/4 thông tin quân đội và máy bay quân sự của Anh đã được chuyển đến một căn cứ ở nước ngoài để phục vụ kế hoạch sơ tán.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết các nhân viên ngoại giao và gia đình họ đã được sơ tán trong một chiến dịch "thần tốc và phức tạp". Ông Sunak nói thêm bạo lực tại Sudan "gia tăng đáng kể".
Trước đó, Pháp, Hà Lan và Bỉ là những quốc gia châu Âu sơ tán công dân và các nhân viên ngoại giao khỏi Sudan, sau động thái tương tự của Mỹ.
Ngoại trưởng Anh James Cleverly nói rằng chính phủ đang làm việc "suốt ngày đêm để thu hút sự hỗ trợ của quốc tế nhằm chấm dứt đổ máu ở Sudan", theo BBC.
Bạo lực dữ dội đã nổ ra vào tuần trước ở thủ đô Khartoum, Sudan giữa hai lực lượng đối lập. Sân bay quốc tế Khartoum đã đóng cửa, và việc di chuyển bằng đường bộ rất nguy hiểm. Do đó, nhiều đợt sơ tán khỏi Sudan đã được tiến hành ở các khu vực lân cận.
Cũng trong ngày 23/4, Bộ Ngoại giao Pháp thông báo nước này bắt đầu “chiến dịch sơ tán nhanh chóng” công dân và nhân viên ngoại giao khỏi Sudan.
Pháp cho biết thêm ngoài công dân và nhân viên đại sứ quán, Pháp cũng sẽ sơ tán cả công dân các quốc gia “đối tác châu Âu và đồng minh”, theo AFP.
Vấn đề Trung Đông - châu Phi
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay.
>> Độc giả có thể đọc thêm tại đây.