Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mối căng thẳng giữa 2 ông lớn công nghệ Trung Quốc

Tranh chấp giữa 2 hãng công nghệ lớn căng thẳng khi hàng loạt game phổ biến của Tencent bị xóa khỏi kho ứng dụng Huawei tại Trung Quốc.

Logo của Tencent. Ảnh: Shutterstock.

Theo SCMP, đa số game di động của Tencent đã biến mất khỏi danh sách trò chơi phổ biến trên kho ứng dụng Huawei App Market và Huawei Game Center. Điều này cho thấy xung đột lớn giữa 2 hãng công nghệ cùng đặt trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc).

Tính đến ngày 15/7, bảng xếp hạng game "được đề xuất" trên kho ứng dụng Huawei chỉ còn 3 cái tên của NetEase, gồm Eggy Party, Identity VFantasy Westward Journey.

Nếu sử dụng Huawei Game Center phiên bản cũ, người dùng vẫn nhìn thấy 4 game của Tencent trong danh sách phổ biến. Tuy nhiên nếu cập nhật phiên bản mới (14.1.3.300), tất cả game đã biến mất, GameLook cho biết.

Hiện tại, chỉ còn một số game chưa ra mắt của Tencent nằm trong danh sách "đặt trước" của Huawei App Market, gồm Operation Delta, World Origin, Pokémon Gathering Star Break.

Huawei go tro choi Tencent anh 1

Danh sách game đề xuất trên kho ứng dụng Huawei ngày 18/6 (trên) và 15/7. Ảnh: GameLook.

Trước đó, danh sách trò chơi phổ biến ngày 18/6 vẫn còn 2 cái tên của Tencent, gồm game nhập vai hành động Dungeon & Fighter Mobile (DnF Mobile - xếp thứ nhất) và The Golden Spatula (xếp thứ 8).

Tencent và Huawei chưa đưa ra phản hồi. Dù vậy, sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa 2 công ty lộ rõ cách đây một tháng.

Ngày 20/6, công ty game Trung Quốc thông báo gỡ DnF Mobile - tựa game đình đám dự kiến mang về 826 triệu USD hàng năm - khỏi các kho ứng dụng dựa trên Android vì hết hạn hợp đồng với nhà sản xuất.

Từ đó đến nay, nhiều game khác của Tencent dần biến mất khỏi vị trí đề xuất trên kho ứng dụng Huawei.

Những tựa game của Tencent hiện vẫn có thể tải qua chức năng tìm kiếm. Tuy nhiên, động thái mới nhất cho thấy tranh chấp kéo dài giữa Tencent - công ty game có doanh thu lớn nhất thế giới - cùng hãng smartphone nổi tiếng.

Tranh chấp lần đầu nổ ra vào ngày 1/1/2021, khi Huawei tuyên bố xóa game của Tencent khỏi kho ứng dụng riêng. Đây là quyết định gây sốc bởi khi đó, Huawei chiếm 43% thị trường smartphone trong nước, nhiều người chơi game của Tencent như Honor of Kings.

Sau khi nhận phản ứng dữ dội, game của Tencent nhanh chóng xuất hiện lại trên kho ứng dụng Huawei. Thời điểm đó, cả 2 cho biết đã đàm phán giải quyết tranh chấp và không giải thích thêm.

Dù vậy, tình hình có thể thay đổi trong tương lai khi HarmonyOS của Huawei ngày càng phổ biến tại Trung Quốc, đặc biệt với phiên bản HarmonyOS Next không hỗ trợ cài ứng dụng Android.

Theo GameLook, điều đó có thể khiến Huawei cứng rắn hơn khi gỡ nhiều trò chơi của Tencent. Tất nhiên, cả 2 vẫn có thể ngồi lại đàm phán để tiếp tục phân phối game trên kho ứng dụng của công ty.

Giải mã bí ẩn Thung lũng Silicon

Cuốn sách giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Thung lũng Silicon qua cái nhìn của người trong cuộc, đồng thời đưa ra những lời khuyên để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp đi đúng hướng.

Tựa game ‘khó nhằn’ với con chip mạnh nhất của Apple

Với mức độ chi tiết cao, Assassin’s Creed Mirage là thử thách với những con chip M và A17 Pro của Apple, trừ M4 trên iPad Pro mới nhất.

Mặt trái nghề cày game hộ

Không chỉ dễ kiếm tiền, nghề chơi thuê hấp dẫn game thủ nhờ tính độc lập, linh hoạt và biến sở thích thành kế sinh nhai. Song, họ phải đối mặt với áp lực khổng lồ và định kiến xã hội.

Lý do game 'bom tấn' ế ẩm khi lên iPhone

Được phát hành nhằm quảng bá sức mạnh của iPhone và iPad dùng chip M, các game nổi tiếng như Death Stranding, Resident Evil 4 đều có doanh số thấp.

Phúc Thịnh

Bạn có thể quan tâm