Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quân đội Sudan tuyên bố giải thể phe đối địch

Bộ Ngoại giao Sudan ngày 17/4 cho biết tướng Abdel Fattah al-Burhan, tư lệnh quân đội nước này, ra lệnh giải thể lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự, coi đó là một nhóm nổi dậy.

Khói bốc lên từ đường băng của sân bay quốc tế Khartoum ngày 17/4. Ảnh: Reuters.

Động thái này được đưa ra sau cuộc tranh giành quyền lực đã khiến ít nhất 97 dân thường thiệt mạng và 365 người bị thương, kể từ khi giao tranh bắt đầu vào sáng 15/4, Reuters dẫn số liệu của công đoàn bác sĩ Sudan. Chính phủ chưa công bố con số thương vong chính thức.

Các cuộc oanh tạc và không kích đã làm rung chuyển Khartoum ngày 17/4, nhiều nhân chứng cho biết. Khói cũng bốc lên từ đường băng của sân bay quốc tế tại thủ đô. Tình hình bạo lực, vốn hiếm khi bùng phát ở Khartoum, cũng đã lan sang các khu vực khác của Sudan.

Trước tình hình trên, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các bên cần ngừng bắn ngay lập tức, khẳng định đây là quan điểm chung của cộng đồng quốc tế.

“Có mối quan ngại sâu sắc chung về giao tranh, bạo lực đang diễn ra ở Sudan. Đây là mối đe dọa cho thường dân, cho quốc gia Sudan và thậm chí có thể là cả khu vực”, ông Blinken phát biểu tại Nhật Bản.

Hội đồng cấp cao của Liên minh châu Phi (AU) hôm 16/4 đã yêu cầu một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và “không có điều kiện”. Họ cũng yêu cầu ông Moussa Faki Mahamat, Chủ tịch Ủy ban AU, “ngay lập tức tới Sudan để hướng các bên tới một lệnh ngừng bắn”.

Giao tranh nổ ra hôm 15/4 giữa quân đội chính quy và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) do bất đồng giữa 2 bên về việc sáp nhập RSF vào quân chính quy. RSF muốn quá trình kéo dài 10 năm, trong khi quân đội muốn hoàn thành trong vòng hai năm.

Cuộc xung đột này có nguy cơ đẩy Sudan - một trong những quốc gia lớn nhất và có tầm quan trọng chiến lược nhất của châu Phi - vào tình trạng hỗn loạn, Guardian nhận định.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng có nguy cơ gây mất ổn định không chỉ Sudan mà phần lớn khu vực, cũng như làm trầm trọng thêm cuộc đua giành ảnh hưởng liên quan đến các cường quốc vùng Vịnh, Mỹ, EU và Nga.

Vấn đề Trung Đông - châu Phi

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này…

>>Độc giả có thể đọc thêm tại đây.

Người dân Khartoum giận dữ

Người dân thủ đô Khartoum (Sudan) - một thành phố vốn không quen với giao tranh - đang sốc và giận dữ trước tình hình xung đột leo thang.

Gần 100 người chết trong giao tranh ác liệt ở Sudan

Ít nhất 97 người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương khi các cuộc đụng độ lan rộng khắp Sudan.

Vân Đinh

Bạn có thể quan tâm