Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Quan chức Mỹ: Trung Quốc lố bịch khi vu cáo Việt Nam

Một quan chức cấp cao Mỹ hôm nay phản bác tuyên bố "không bao giờ điều lực lượng quân sự đến khu vực đặt giàn khoan Hải Dương-981" của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngày 13/6, Vụ phó Vụ Biên giới và Hải đảo thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương, khẳng định Bắc Kinh không bao giờ điều các lực lượng quân sự đến khu vực hạ đặt giàn khoan dầu Hải Dương-981 ở Biển Đông.

"Tôi có thể nói rõ rằng, từ ngày 2/5 tới nay và ngay cả khi khi hoạt động thăm dò của giàn khoan hoàn tất, chúng tôi đã, đang và không bao giờ cử lực lượng quân sự tới đó. Bởi vì chúng tôi đang thực hiện các hoạt động dân sự cũng như thương mại một cách bình thường”, ông Dịch Tiên Lương ngang ngược tuyên bố trong một cuộc họp báo. 

Chiến tranh Trung - Mỹ: Những khoảnh khắc 'nín thở'

Chuyên gia Mỹ nhận định, các đồng minh có ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc hay không phụ thuộc vào cách cuộc chiến bắt đầu.

 

Ông Dịch trắng trợn cho rằng: "Việt Nam hiện có 61 tàu ở khu vực trên, trong khi số tàu của Trung Quốc là 71 chiếc, bao gồm cả tàu chính phủ và các tàu phụ trợ". Theo ông này, số lần mà tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc ở vùng biển gần giàn khoan Hải Dương-981 là 1.547 lần. 

Quan chức này còn đưa ra các video và hình ảnh về những gì mà ông gọi là "cuộc đụng độ với phía Việt Nam" xảy ra vào các ngày 2 và 3/5. Tuy nhiên, những bằng chứng mà ông Dịch đưa ra hoàn toàn trái ngược với những gì diễn ra trên thực địa ở khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép.

Quan chức Mỹ phản bác tuyên bố vô lý của Trung Quốc.
Ngay lập tức, một quan chức cấp cao của Mỹ tại Washington đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc khi cho rằng đó là những lời “nguỵ biện lố bịch” và khẳng định, Bắc Kinh đã sử dụng lực lượng không quân và hải quân cũng như lực lượng bảo vệ bờ biển "để đe dọa các nước khác".

Ông nhấn mạnh: “Trung Quốc đã duy trì sự hiện diện quân sự lớn mạnh và liên tục gần giàn khoan dầu kể từ ngày 2/5 khi họ hạ đặt giàn khoan này, trong đó có máy bay trực thăng và chiến đấu cơ quần thảo phía trên và xung quanh giàn khoan. Hiện nay có nhiều tàu quân sự có mặt ở khu vực gần giàn khoan".

Quả thực, Cục Kiểm ngư Việt Nam hôm qua cho hay, Trung Quốc vẫn duy trì số lượng lớn các tàu hải cảnh, tàu vận tải, tàu kéo, tàu cá và tàu quân sự trong vùng biển Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Số lượng tàu Trung Quốc trong những ngày qua lên đến hơn 100 chiếc.

Ngoài ra, theo Cục Kiểm ngư Việt Nam, Trung Quốc có 6 tàu chiến vây quanh giàn khoan 981, gồm hai tàu quét mìn, hai tàu hộ vệ tên lửa và hai tàu tên lửa tấn công nhanh. Chúng được chia thành 3 mũi để chặn tàu chấp pháp Việt Nam tiếp cận giàn khoan. Trong khi đó, các tàu còn lại được tổ chức thành từng nhóm sẵn sàng vây ép, đâm va và phun vòi rồng vào các tàu của Việt Nam. 

Trung Quốc toan tính trỗi dậy bằng nòng súng

Giới chuyên gia nhận định Trung Quốc đang chuyển từ học thuyết "trỗi dậy hòa bình" sang "trỗi dậy bằng nòng súng" thông qua cách hành xử gây hấn trên biển trong thời gian gần đây.

Kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép tới vùng biển Việt Nam, Trung Quốc không những thường xuyên phủ nhận những hành vi gây hấn của mình ở Biển Đông mà ngược lại còn xuyên tạc sự thực gây bất lợi cho Việt Nam.

Khi hình ảnh tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam hôm 26/5 được công bố cho cả thế giới, Bắc Kinh vẫn một mực nói rằng tàu Việt Nam quấy rối tàu Trung Quốc sau đó tự lật giữa biển. Tuy nhiên, sự dối trá của Bắc Kinh đã bị cộng đồng quốc tế lật tẩy.

Nghị sĩ Miloslav Ransdorf, thành viên Nghị viện châu Âu EU cho hay ông không tin vào mắt mình khi thấy tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam ở khu vực giàn khoan trái phép. Ông Miloslav Ransdorf nói đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy Trung Quốc chà đạp luật pháp quốc tế.

“Trung Quốc không thể chối cãi việc vi phạm luật pháp quốc tế, gây căng thẳng trên Biển Đông. Nước này là thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhưng đã không làm gì cho hòa bình của khu vực, thậm chí còn khiến tình hình ở Đông Nam Á trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết”, ông Miloslav Ransdorf nhấn mạnh.

Mỹ sẽ 'bóp nghẹt yết hầu' trên biển của Trung Quốc?

Thay vì dùng chiến lược "Tác chiến không - hải nhất thể", Mỹ có thể lợi dụng ưu thế địa lý để cản trở xuất, nhập khẩu thương mại, làm suy thoái nghiêm trọng nền kinh tế Trung Quốc.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm