Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc toan tính trỗi dậy bằng nòng súng

Giới chuyên gia nhận định Trung Quốc đang chuyển từ học thuyết "trỗi dậy hòa bình" sang "trỗi dậy bằng nòng súng" thông qua cách hành xử gây hấn trên biển trong thời gian gần đây.

Trong bài viết trên tờ The Strategist (chuyên trang phân tích chính sách và chiến lược của Australia), Graeme Dobell - một chuyên gia thuộc Viện Chính sách Quốc tế đồng thời là một nhà báo kỳ cựu -nhận định rằng các hành động gây hấn trên Biển Đông và Biển Hoa Đông của Trung Quốc đã phá vỡ trật tự an ninh khu vực. Đây là thời điểm để các quốc gia trong khu vực “thức tỉnh” và từ bỏ suy nghĩ rằng những hành động khiêu khích của Bắc Kinh có thể bắt nguồn từ khủng hoảng trong bộ máy chính quyền, chẳng hạn như sự đối đầu giữa quân đội và Bộ Ngoại giao.

Hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian vừa qua càng làm sáng tỏ
Hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian vừa qua khiến giới học giả tin rằng Bắc Kinh đang xa rời "học thuyết trỗi dậy hòa bình" để ngả sang học thuyết "trỗi dậy bằng nòng súng". Ảnh: nationalpost.

Trên diễn đàn Interpreter ngày 22/5, giáo sư Hugh White tại Đại học Quốc gia Australia cho rằng Trung Quốc đang cố gắng xây dựng điều mà Chủ tịch Tập Cận Bình gọi là “hình mẫu mới trong mối quan hệ giữa các cường quốc” bằng cách sử dụng sức ép quân sự trực tiếp trong các tranh chấp lãnh thổ.

Thông qua việc đặt một giàn khoan dầu khổng lồ phi pháp tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam cùng nhiều động thái khiêu khích trên biển như đâm, va, làm chìm tàu cá Việt Nam, Trung Quốc đang hiện thực hóa chính sách “trỗi dậy bằng nòng súng” của họ, tờ The Wall Street Journal nhận xét.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia phân tích nổi tiếng về Biển Đông và từng công tác tại Học viện Quốc phòng Australia, cho rằng ASEAN cần thay đổi cách thức phản ứng trước sách lược mới của Trung Quốc.

Theo Thayer, các nước Đông Nam Á nên dừng hy vọng về việc thương thuyết với Bắc Kinh để tìm kiếm một Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) bởi Trung Quốc không còn “mặn mà” với các thỏa thuận đa phương. Bắc Kinh cho rằng họ đã mắc sai lầm khi chấp nhận Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sẽ không khiến sai lầm trở nên nghiêm trọng hơn bằng cách chấp nhận COC.   

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm