Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

PTT Trần Hồng Hà: 'Phản ứng chậm là thất bại trong truyền thông'

Tại Giao ban Báo chí đầu xuân, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu báo chí phải nhanh, nhạy, chính xác, chuyên nghiệp hơn.

Giao ban bao chi anh 1

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại Giao ban Báo chí đầu xuân Quý Mão 2023. Ảnh: VGP/Minh Khôi.

Chủ trì Giao ban Báo chí đầu xuân Quý Mão 2023 tại Hà Nội sáng 31/1, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định giao ban báo chí đã trở thành hoạt động, cơ chế quan trọng để định hướng cơ quan báo chí đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.

Giao ban Báo chí đầu xuân trở thành truyền thống mở đầu năm mới của những người làm báo trong cả nước. Giao ban có sự tham dự của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và đông đảo lãnh đạo, đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Báo chí phải đổi mới

Theo Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, trong năm 2021-2022, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã đối mặt với khó khăn. Đây là khó khăn, thách thức có tính sống còn, giai đoạn chứng kiến cực đỉnh các vấn đề toàn cầu như đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, mô hình phát triển... đặt ra nhiều vấn đề thay đổi tư duy, đổi mới nhận thức, hành động để phát triển.

Phó thủ tướng chia sẻ trong những ngày đầu năm mới, khi tháp tùng Thủ tướng kiểm tra tiến độ các con đường giao thông lớn Bắc - Nam, ông cảm nhận sự phấn khởi của người dân, doanh nghiệp. Đó không chỉ là sự hồ hởi trước cơ hội phát triển được mở ra từ những tuyến đường, mà còn là sự tin tưởng với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Năm 2023 còn rất nhiều khó khăn, chúng ta đã có tiền đề quan trọng, đó là niềm tin tưởng, những gì chúng ta đã đúc kết được (kể cả thành tựu to lớn lẫn những bài học sâu sắc cho quá trình chống dịch, phát triển kinh tế cũng như quá trình phát triển báo chí nước nhà). Bởi vậy, chúng ta tin tưởng năm 2023 là năm kiến tạo, cùng đồng hành.

Về hoạt động báo chí, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng hiện nay sự ủng hộ của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và cơ chế đã có; cơ hội, quyết tâm của các cơ quan báo chí đã đủ. Nhưng trong thế giới nhiều biến đổi này, thách thức với cơ quan báo chí là rất lớn.

Khẳng định báo chí có nội dung chất lượng tốt, tin cậy, Phó thủ tướng cho rằng báo chí đang phải cạnh tranh về tốc độ.

“Báo chí phải đổi mới để có đủ sức mạnh, năng lực, có thể cạnh tranh được với phương thức truyền thông mới, mạng xã hội... để đáp ứng yêu cầu của độc giả”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Giao ban bao chi anh 2

Hình ảnh tại Giao ban Báo chí đầu xuân. Ảnh: VGP/Minh Khôi.

Báo chí là cầu nối tới nhân dân

Trước yêu cầu phải đổi mới, Phó thủ tướng gửi gắm tâm huyết cùng cơ quan báo chí. Thứ nhất báo chí phải nhanh hơn, nhạy hơn, chính xác hơn, chuyên nghiệp hơn và sát với thực tiễn hơn. Bên cạnh việc các cơ quan quản lý Nhà nước thường xuyên cập nhật, định hướng cơ quan báo chí, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí.

Cơ quan báo chí không chỉ đơn thuần phản ánh mà phải xây dựng được đội ngũ có tính chuyên nghiệp, am hiểu, là những nhà lý luận, ngoại giao, kinh tế, là những nhà nghệ thuật, công nghệ, chuyển đổi số... Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp chuyển đổi số. Phó thủ tướng nói các cơ quan báo chí cần chủ động đề xuất cơ chế, giải pháp để chuyên nghiệp hơn.

Báo chí phải nhanh hơn, nhạy hơn, chính xác hơn và sát với thực tiễn hơn. Cần nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà

Thứ hai, làm rõ vấn đề cơ chế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động báo chí. Các cơ quan báo chí ngày càng phải xây dựng được những tác phẩm, ấn phẩm, có đầu tư với nhiều hình thức, đa phương tiện. Những món ăn tinh thần này không thể thiếu cho độc giả, không chỉ là mỗi người dân mà còn với các nhà quản lý.

Chẳng hạn, dự báo khí tượng thủy văn, thời tiết trên truyền hình hiện nay đã làm rất tốt. Nâng cao chất lượng sản phẩm dự báo thời tiết phục vụ mọi đối tượng vào mọi giờ trong ngày, đó là điều nhân dân đang chờ đợi. Hoặc báo chí đang phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật vào đời sống, báo chí nên hợp tác với những chuyên gia luật pháp, thì người dân có thể tin cậy trao đổi với báo chí, lúc đó tờ báo sẽ được nâng cao giá trị, thương hiệu.

Phó thủ tướng mong muốn báo chí không chỉ phản ánh, đưa tin, phản hồi kịp thời chính sách mà còn thực hiện các chuyên đề nghiên cứu hệ thống, đồng bộ, đưa ra mô hình, cách làm hay cần nhân rộng, đề xuất tháo gỡ vướng mắc.

Mong muốn các cơ quan báo chí đồng hành, Phó thủ tướng cho rằng các bộ, ngành, cơ quan cần gắn bó với báo chí hơn. “Khi có chính sách, các cơ quan cần chọn mặt gửi vàng, từ kinh nghiệm của mình, tôi thấy gửi tới báo chí là tốt nhất. Báo chí sẽ là cầu nối tới nhân dân", Phó thủ tướng nói.

Về định hướng 2023, Phó thủ tướng lưu ý báo chí cần thực hiện tốt, hiệu quả trong việc lắng nghe ý kiến của nhân dân, phản hồi ý kiến của nhân dân thật chính xác về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, làm sao để xây dựng được một đạo luật đáp ứng kỳ vọng của nhân dân, thành nền tảng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại

Zing trích dẫn toàn văn báo cáo tóm tắt và đề dẫn của Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm tại Hội nghị báo chí toàn quốc sáng 24/12.

Báo chí với sứ mệnh khơi dậy, định hướng dòng chảy văn hóa tích cực

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng người làm báo không chỉ có trách nhiệm tuyên truyền, lan tỏa những giá trị tốt đẹp đó mà phải phấn đấu xây dựng và thực thi.

Vân An

Bạn có thể quan tâm