Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Pippi tất dài': nhà nữ quyền lạc quan với tâm hồn rộng mở

Không chỉ là cuốn sách nổi tiếng gắn liền với tuổi thơ của nhiều em nhỏ, "Pippi tất dài" còn được chuyển thể thành phim hoạt hình và phim điện ảnh.

Pippi Longstocking là bộ truyện được giới trẻ toàn cầu yêu quý, đã được dịch sang tiếng Việt với tựa đề Pippi tất dài. Bộ truyện gây sốt vì thân thiện với trẻ nhỏ nhờ ngôn ngữ tinh nghịch và hài hước. Hơn hết, cuốn sách đánh đúng vào tâm lý trẻ con với hình tượng cô gái Pippi ngốc nghếch cùng ước mơ du ngoạn thế giới.

Pippi là một đứa trẻ đặc biệt với mong muốn tự do, du ngoạn và được độc lập, dù cô bé mới 9 tuổi. 

Pippi có bọc tiền xu tiết kiệm để thực hiện điều đó. Cô bé nuôi một con khỉ và nó thường ngồi lên vai Pippi. Nghĩ rằng mẹ mình đang nhìn xuống từ thiên đường, cô bé 9 tuổi ngẩng lên vẫy chào và tuyên bố: “Mẹ đừng lo, con có thể tự chăm sóc bản thân”.

Không chỉ là cuốn sách nổi tiếng gắn liền với tuổi thơ của nhiều em nhỏ, Pippi tất dài còn được chuyển thể thành phim hoạt hình và phim điện ảnh.

Cô bé du lịch vòng quanh thế giới, và mỗi quốc gia cô lại có một câu chuyện để kể dù chúng không phải lúc nào cũng đáng tin. Pippi bé nhỏ nhưng là đại diện cho nữ quyền, với tinh thần lạc quan, cởi mở đáng ngưỡng mộ. Pippi không tức giận khi bị xúc phạm, cô hài lòng với ngoại hình và tính cách của mình.

Đến lúc phải đi học, Pippi 10h mới đến trường, cưỡi ngựa vào sân, thách thức giáo viên bằng các hành động tinh nghịch vô ý của mình. Mỗi chúng ta đều có thể giống Pippi hơn để có cuộc sống vui vẻ, vô lo nghĩ hơn. Như Tommy – bạn thân cô nhận xét: “Không thể đoán trước được điều gì về Pippi”.

Hoa Khang

Bạn có thể quan tâm