Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phương pháp điều trị tận gốc viêm mũi dị ứng

Hiểu được nguyên nhân hình thành viêm mũi có tính dị ứng, thì có thể tìm ra được phương pháp điều trị tận gốc rễ.

Viêm mũi dị ứng là bệnh rất phổ biến ở con người hiện nay, đa số đều cho rằng do không khí hiện nay không trong lành gây nên, đặc biệt là có một số người đã thay đổi chỗ ở, bệnh đã được cải thiện.

Ví dụ, từ Đài Loan đến nước Mỹ, giai đoạn vừa mới đến, bệnh này liền khỏi luôn, nhưng có một số người qua một thời gian bệnh lại tái phát, cũng có người thì từ đó không bao giờ tái phát lại nữa.

Bệnh viêm mũi dị ứng, biểu hiện chủ yếu của nó là ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi... những triệu chứng này rất giống với cảm mạo, nhưng khác với cảm mạo là không có ho, sốt, đau đầu, đồng thời do tần suất phát bệnh rất cao, cho nên gọi nó là viêm mũi có tính dị ứng, những điều này đều là những luận đoán xuất phát từ logic của y học phương Tây.

Theo quan điểm Trung y, Trung y không có tên gọi các loại bệnh có đặc tính dị ứng. Những biểu hiện này là hiện tượng hàn khí từ trong cơ thể đi ra. Trong chương thảo luận về vấn đề hàn khí ở phần trên, chúng tôi đã thuyết minh rất tường tận về những biểu hiện này, viêm mũi dị ứng chỉ là biểu hiện cơ thể tiến hành thải loại hàn khí ra ngoài hàng loạt hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần.

Đối với hàn khí còn tồn tại trong cơ thể, hệ thống duy tu phục hồi của cơ thể sẽ đợi đến khi nào cơ thể có đầy đủ năng lượng sẽ tiến hành thải loại hàn khí ra ngoài, nhưng với phương pháp điều trị hàn khí của y học hiện đại, không hề loại bỏ hàn khí ra ngoài, mà mới chỉ tiến hành áp chế những triệu chứng xuất hiện ở cơ thể, đã coi là chữa trị khỏi rồi.

Di tim than duoc trong co the anh 1

Viêm mũi dị ứng là bệnh rất phổ biến ở con người hiện nay. Nguồn: alobacsi.

Nhưng những hàn khí ấy vẫn tồn tại trong cơ thể, cơ thể chỉ có cách là phải đợi đến khi năng lượng khí huyết cao lên, thì lại phát động đợt tấn công mới đào thải hàn khí ra ngoài, nhưng đa số bệnh nhân lại dùng thuốc để áp chế nó đi, chính vì vậy lại quay lại điểm xuất phát ban đầu, rất có khả năng lặp đi lặp lại đối phó như vậy cũng vẫn chỉ là một loại hàn khí.

Nếu tần suất của việc lặp đi lặp lại này rất cao, thời gian cách quãng rất ngắn thì sẽ hình thành viêm mũi có tính dị ứng.

Hiểu được nguyên nhân hình thành viêm mũi có tính dị ứng, thì có thể tìm ra được phương pháp điều trị tận gốc rễ. Trước tiên phải làm cho năng lượng khí huyết nhanh chóng nâng cao, khi năng lượng khí huyết nâng cao đến mức đủ khả năng trục xuất hàn khí ra ngoài, cơ thể tự nhiên sẽ bắt đầu tiến hành công tác này.

Lúc này điều quan trọng nhất là không nên dùng thuốc chống dị ứng hoặc thuốc cảm mạo, vì như thế là chỉ đơn thuần làm tiêu tan những triệu chứng và vẫn giữ hàn khí ở lại trong cơ thể. Cũng còn cần phải để cho cơ thể tập trung năng lượng tiến hành công tác đào thải.

Đối với những triệu chứng khi có bệnh như hắt hơi, chảy nước mũi hoặc người cảm thấy khó chịu, chỉ có cách là kiên trì chịu đựng, để hàn khí được thuận lợi thải loại ra ngoài, lúc này điều có thể làm được thì giống như cách làm đã nói đến trong chương đào thải hàn khí ở phần trên.

Do mức độ tích tụ hàn khí ở mỗi người là khác nhau, cho nên lộ trình điều trị cũng khác nhau, chỉ cần kiên trì và tin tưởng, nhất định có thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh gây bao phiền não này.

Bản thân tôi từ năm mười mấy tuổi đã mắc căn bệnh viêm mũi dị ứng, còn tiến hành phẫu thuật viêm tắc mũi ở bệnh viện. Trước sau bệnh kéo dài đến gần ba mươi năm, trong thời gian này tôi uống không biết bao nhiêu loại thuốc chống dị ứng, tất cả đều lúc đầu thì có hiệu quả, nhưng sau một thời gian, bệnh tình lại dần dần tăng lên, cuối cùng vẫn là hoàn toàn vô hiệu.

Cho đến khi học được phương pháp này, bỏ ra mấy năm công sức dần dần chữa trị được tận gốc rễ. Trong thời gian điều dưỡng, một năm có đến hơn nửa năm cứ liên tục hắt hơi, hắt hơi liên tục đến mấy năm mới trục xuất được số lượng lớn hàn khí ra ngoài.

Hiện nay còn một bộ phận hàn khí ở rất sâu trong cơ thể, nhưng tần suất hắt hơi đã giảm nhiều, một hai tháng mới hắt hơi một lần, mỗi lần một hai ngày là hết.

Ngô Thanh Trung / Quảng Văn Books & NXB Phụ nữ Việt Nam

SÁCH HAY