Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phụ nữ Trung Quốc đổi tên để phản đối phân biệt giới tính

Trong năm vừa qua, Trung Quốc xuất hiện xu hướng phụ nữ đổi tên để phản đối thái độ "trọng nam khinh nữ", South China Morning Post đưa tin.

Nhiều bé gái tại Trung Quốc được đặt tên để thể hiện mong muốn có con trai của gia đình. Ảnh: South China Morning Post.

"Sau một tuần, tôi cuối cùng cũng hoàn thành thủ tục pháp lý để thay đổi tên. Hãy để những vì sao chiếu sáng trong những năm tới. Mọi thứ không bao giờ là quá muộn", Chen Xingwan, 20 tuổi, chia sẻ trên tài khoản mạng xã hội.

Trong 2 thập kỷ qua, cô gái Trung Quốc này được chính thức biết đến với cái tên Chen Yanan. Theo đó, "Ya" ("Á") có nghĩa là "chỉ đứng sau" và "nan" ("Nam") có nghĩa là "con trai".

Theo bố của Chen, người đặt tên cho cô, cái tên Yanan có nghĩa là sau cô thì gia đình sẽ có một bé trai. Trong khi đó, mẹ của cô, người không có quyền quyết định trong quá trình đặt tên, cho rằng cái tên này có nghĩa con gái mình không tốt bằng con trai.

Xu hướng phụ nữ Trung Quốc thay đổi những cái tên có ý nghĩa phân biệt giới tính bắt đầu nổi lên vào năm 2021 khi phong trào nữ quyền trở nên phổ biến hơn tại quốc gia Đông Á.

Ngoài ra, kể từ năm 2021, Trung Quốc bắt đầu áp dụng quy định cho phép người trưởng thành được tự chọn tên với điều kiện tên gọi không đi ngược lại các "giá trị xã hội căn bản".

Do truyền thống trọng nam trong xã hội, việc đặt cho con gái những cái tên nhằm thể hiện mong muốn có con trai của gia đình là rất phổ biến ở Trung Quốc.

Thoe đó, những cái tên phổ biến được nhiều cha mẹ đã đặt cho con gái của mình bao gồm Yanan - có nghĩa là "chỉ đứng sau con trai", Zhaodi ("Chiêu Đệ") - có nghĩa là "lời gọi tới em trai", Yingdi ("Nghênh Đệ") - có nghĩa là "chào mừng em trai" và Aidi ("Ái Đệ") - có nghĩa là "yêu thương em trai".

Ngoài ra, một cái tên phổ biến khác là Sheng-nan ("Thắng Nam"), có nghĩa là "tốt hơn con trai". Cái tên này có hàm ý "con là con gái nhưng vẫn giỏi hơn con trai", và được đặt dựa trên quan niệm mang tính phân biệt rằng đàn ông thường giỏi hơn phụ nữ.

Theo Bộ An ninh Trung Quốc, trong số những công dân nữ có 3 họ phổ biến nhất tại nước này là Wang, Li, và Zhang, có tới 32.000 người được đặt tên có nghĩa là "chỉ sau đàn ông".

dat ten o Trung Quoc anh 1

Hàng chục nghìn phụ nữ tại Trung Quốc có những cái tên với ý nghĩa là "lời gọi tới em trai" hay "chỉ đứng sau con trai". Ảnh: South China Morning Post.

Trong khi đó, 13.000 người phụ nữ với những họ này được đặt tên có ý nghĩa "lời gọi tới em trai".

Huang Chunyu, giáo sư về văn hóa và lịch sử Trung Quốc cho biết tên của một người thường thể hiện hy vọng và mong muốn của người đặt tên về những gì sẽ tạo nên một cuộc sống tốt đẹp.

"Cho tới bây giờ, đối với nhiều người, việc có con trai sau khi sinh con gái sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn. Nếu việc thừa kế tên họ vẫn chỉ dành cho nam giới, mong muốn sinh con trai sẽ tiếp diễn", giáo sư Huang nhận định.

Tuy nhiên ông Huang cũng cho biết việc công chúng ngày càng hiểu rõ hơn về tình trạng phân biệt giới tính đã dẫn tới làn sóng đổi tên gần đây của phụ nữ Trung Quốc.

Sự bùng nổ của Trung Quốc

Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Sự bùng nổ của Trung Quốc” do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản tháng 4/2021. Cuốn sách được kết cấu thành 2 phần, bắt đầu với việc phác thảo bối cảnh lịch sử diễn ra sự bùng nổ tư bản (vốn) của Trung Quốc và cơ cấu tổ chức xã hội - chính trị những năm 1980 dẫn tới sự bùng nổ này.

Trung Quốc có số ca Covid-19 kỷ lục ngày thứ tư liên tiếp

Trung Quốc hôm 26/11 ghi nhận số ca Covid-19 mới ở mức cao kỷ lục với 39.791 ca, trong đó 3.709 ca có triệu chứng và 36.082 ca không có triệu chứng.

Trung Quốc lên tiếng về kết quả bầu cử ở đảo Đài Loan

Chính phủ Trung Quốc hôm 26/11 nói rằng kết quả bầu cử địa phương ở Đài Loan "cho thấy quan điểm chính của công chúng trên đảo là muốn hòa bình, ổn định và một cuộc sống tốt đẹp".

An Bình

Bạn có thể quan tâm