Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phó tổng thống Pence phá vỡ kế hoạch của đồng minh ông Trump

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã đề nghị thẩm phán bác bỏ vụ kiện do các nghị sĩ Cộng hòa khởi xướng, có mục đích chọn ông Pence làm người định đoạt phiếu đại cử tri.

Hôm 28/12/2020, một nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa, do dân biểu Louie Gohmert dẫn đầu, đã đệ đơn kiện lên thẩm phán liên bang Jeremy Kernodle. Người bị kiện là Phó tổng thống Mỹ Mike Pence, cũng là người chủ trì cuộc họp quốc hội ngày 6/1 tới để kiểm phiếu đại cử tri và tuyên bố người sẽ là tổng thống Mỹ tiếp theo.

Cụ thể, nhóm nghị sĩ yêu cầu thẩm phán Jeremy Kernodle tuyên bố Phó tổng thống Mike Pence là “người duy nhất có thẩm quyền và được tùy ý quyết định” việc kiểm đếm phiếu đại cử tri ở các tiểu bang.

Đơn kiện được coi là một nỗ lực mới của các đồng minh, nhằm hỗ trợ ông Trump lật ngược kết quả bầu cử. Song Phó tổng thống Mike Pence lại bất ngờ phá vỡ kế hoạch này khi yêu cầu thẩm phán Kernodle bác bỏ vụ kiện.

Đơn kiện đầy mâu thuẫn

Điều 12 trong Hiến pháp Mỹ quy định “các cơ chế giải quyết tranh chấp”, trong đó nêu rõ: “Phó tổng thống có thể chứng nhận phiếu đại cử tri nào được kiểm và không được kiểm của mỗi bang”.

Pho Tong thong Pence pha vo ke hoach cua dong minh anh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và cấp phó Mike Pence. Ảnh: Reuters.

Song Quốc hội Mỹ đang hoạt động theo Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri 1887, trong đó quy định quyền của quốc hội trong việc chứng nhận kết quả bầu cử. Nhóm nghị sĩ Cộng hòa cho rằng Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri 1887 đã vi hiến vì Hiến pháp quy định phó tổng thống Mỹ là người duy nhất có quyền quyết định số phiếu đại cử tri sẽ được kiểm đếm.

Dựa trên cơ sở này, họ đệ đơn kiện lên thẩm phán liên bang, đồng thời thúc giục Phó tổng thống Mike Pence kiểm soát tình hình bằng cách từ chối giới thiệu các đại cử tri thuộc khu vực bầu cử có lợi cho ông Joe Biden.

Song để thắng một vụ kiện, bên nguyên đơn phải thuyết phục thẩm phán rằng họ và bị đơn có mâu thuẫn hoặc xung đột lợi ích. Thậm chí, họ còn phải chứng tỏ sự bất đồng lớn giữa hai bên và tình hình chỉ có thể được giải quyết bằng quy định pháp lý.

Phó tổng thống Mike Pence đã tuyên bố vụ kiện không nên chọn ông làm bị đơn. Biên bản của Bộ Tư pháp thay lời ông Pence: “Vụ kiện này muốn mở rộng quyền kiểm phiếu đại cử tri của phó tổng thống, song lại được đệ trình để chống lại chính phó tổng thống. Đây là sự mâu thuẫn về mặt pháp lý”.

Vụ kiện chỉ đề cập đến một khía cạnh pháp lý nhưng cũng đủ thể hiện lập trường của ông Pence. Trong phiên họp ngày 6/1 sắp tới, ông Pence sẽ không cố gắng thay đổi vai trò để lật ngược kết quả bất lợi, tờ Washington Post bình luận.

Từ sau ngày bầu cử 3/11/2020, ông Mike Pence đã không mấy mặn mà với chiến thuật của Tổng thống Donald Trump. Ông thường giữ im lặng mỗi khi ông Trump và các đồng minh cáo buộc cuộc bầu cử gian lận.

Tranh cãi xung quanh đơn kiện

Đối với giới chức lưỡng đảng, vấn đề này chưa từng được đem ra thảo luận. Hơn 130 năm qua, hai đảng đều tuân thủ Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri 1887 như một bước cuối cùng trong quá trình bầu cử.

Nhiều chuyên gia về luật bầu cử cho rằng đơn kiện là một “nỗ lực vô vọng” và mơ hồ. Ông Joshua Geltzer, Giám đốc Viện Bảo vệ Hiến pháp thuộc Đại học Georgetown, bình luận: “Vụ kiện này sẽ không đi đến đâu”.

Pho Tong thong Pence pha vo ke hoach cua dong minh anh 2

Tổng thống Mỹ Donald Trump và cấp phó Mike Pence. Ảnh: New York Times.

Giáo sư Steve Vladeck của Trường Luật Texas nhận xét: “Nếu Điều 12 thực sự trao quyền đơn phương bác bỏ phiếu bầu cho phó tổng thống thì họ đã làm vậy từ lâu để mang lợi thế cho đảng của mình rồi”.

Trong tuyên bố ngày 31/12/2020, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gọi vụ kiện là nỗ lực nhằm trao quyền “vi hiến” cho Phó tổng thống Mike Pence. Bà chỉ trích đây là sự phủ nhận mong muốn của cử tri, đồng thời dự đoán kết quả thất bại vào tuần tới.

“Vụ kiện không có giá trị pháp lý và lại là một âm mưu phá hoại đối với nền dân chủ của chúng ta”, bà Nancy Pelosi bình luận.

Cũng trong ngày này, các luật sư tại Hạ viện đã yêu cầu thẩm phán Jeremy Kernodle bác bỏ vụ kiện. Họ lập luận: “Việc thay đổi thủ tục hiến pháp và thực tiễn lập pháp nhất quán sẽ cho phép phó tổng thống phớt lờ mong muốn của cử tri toàn quốc”.

Đơn kiện được nộp tại bang Texas, Mỹ, và được thẩm phán Jeremy Kernodle ngẫu nhiên thụ lý. Ông Kernodle từng được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm chức thẩm phán liên bang vào năm 2018.

Thẩm phán này đã yêu cầu bên nguyên đơn phản hồi lại ý kiến của bên bị đơn vào sáng ngày 1/1. Song ông Kernodle vẫn chưa tiết lộ hướng xử lý vụ kiện, cũng như chưa đưa ra thời gian tổ chức phiên điều trần.

Trong khi chờ đợi phán quyết của tòa, nhiều đảng viên Cộng hòa vẫn nỗ lực đấu tranh cho phiên họp quốc hội quan trọng hôm 6/1. Nghị sĩ Josh Hawley từ bang Missouri tuyên bố ông sẽ không phản hồi khi quốc hội triệu tập đến phiên họp chứng nhận đại cử tri đoàn.

Trước đó, Tổng thống Donald Trump từng nhiều lần nhấn mạnh ngày 6/1 là cơ hội cuối cùng để đảo ngược kết quả bầu cử. Bằng cách này, ông đã thúc giục các đồng minh trong đảng cùng đấu tranh cho mình.

Mật vụ Mỹ đổi nhân sự vì bị nghi quá trung thành với ông Trump

Mật vụ Mỹ dự kiến bổ sung thêm các đặc vụ từng làm việc với tổng thống đắc cử Joe Biden trước lo ngại một vài thành viên quá “thân thiết” với Tổng thống Donald Trump.

Ông Kim Jong Un vẫn chưa phát biểu đầu năm, chỉ gửi thư đến toàn dân

Thay vì phát biểu trên truyền hình, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un viết thư gửi người dân để cầu chúc năm mới an khang thịnh vượng.

Dược sĩ Mỹ cố tình làm hỏng hàng trăm liều vaccine Covid-19

Các nhà chức trách vừa bắt giữ một dược sĩ làm việc tại làng Grafton, vùng ngoại ô bang Wisconsin, Mỹ, vì làm hỏng hàng trăm liều vaccine chống Covid-19.

Anh 'tien thoai luong nan' hinh anh

Anh 'tiến thoái lưỡng nan'

0

Chiến thắng của ông Donald Trump có khả năng đẩy Anh vào thế tiến thoái lưỡng nan: Ngả theo Mỹ - đồng minh lớn mạnh nhất, hay nghiêng về châu Âu - đối tác thương mại lớn nhất?

Uyên Uyên

Bạn có thể quan tâm