Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhận thêm nhiệm vụ mới

Theo nghị quyết vừa được thông qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm Trưởng đoàn giám sát tối cao về bảo vệ môi trường.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 21/6, Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành" với 448/449 đại biểu có mặt tán thành.

Theo nghị quyết của Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm Trưởng đoàn giám sát. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy làm Phó Trưởng đoàn Thường trực.

Các Phó Trưởng đoàn gồm: Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh.

Pho chu tich Quoc hoi anh 1

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. (Ảnh: quochoi.vn)

Nghị quyết nêu rõ, mục đích giám sát là đánh giá việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó trọng tâm là đánh giá việc tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, các nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có liên quan đến bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Qua giám sát sẽ kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Phạm vi giám sát là việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2024.

Đối tượng giám sát gồm Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan; HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Nội dung giám sát là việc ban hành, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Đoàn giám sát xây dựng kế hoạch giám sát (trong đó xác định cụ thể nội dung tập trung giám sát), các đề cương báo cáo, tổ chức triển khai thực hiện và tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả giám sát; quyết định điều chỉnh thành phần Đoàn giám sát trong trường hợp cần thiết theo đề nghị của Trưởng Đoàn giám sát.

Kết quả giám sát được báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2025, trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025).

QH sẽ biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi)

Trong ngày hôm nay, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2025; biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi)...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí

Chiều 19/6/2024, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang trình dự luật mới

Sáng 19/6, Thượng tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Công an trình Quốc hội dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

https://vtcnews.vn/pho-chu-tich-quoc-hoi-nguyen-duc-hai-nhan-them-nhiem-vu-moi-ar878503.html

Anh Văn/VTC News

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm