Cuộc tập trận được tổ chức từ ngày 19/7 trên Biển Philippines với sự tham gia của 9 tàu chiến 3 nước Mỹ, Nhật Bản và Australia, Hạm đội 7 cho biết trong một thông báo. Ảnh: Hải quân Mỹ. |
Cuộc tập trận nhằm mục đích thể hiện cam kết của Mỹ với các đồng minh, đối tác về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do cởi mở, đồng thời nó cũng được xem là tín hiệu cảnh báo nhắm vào Trung Quốc. Ảnh: Hải quân Mỹ. |
Cuộc tập trận có sự tham gia của tàu sân bay USS Ronald Reagan, tàu khu trục USS Mustin (DDG 89), tuần dương hạm USS Antietam (CG 54) của Hải quân Mỹ, tàu đổ bộ HMAS Canberra (L02), tàu khu trục HMAS Horbat (DDG-39), 2 tàu hộ vệ tên lửa và một tàu hậu cần của Hải quân Hoàng gia Australia. Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản điều động tàu khu trục JS Teruzuki (DD 116). Ảnh: Hải quân Mỹ. |
Cơ hội làm việc cùng Hải quân Mỹ và Nhật Bản là vô giá", Vendore Michael Harris, chỉ huy nhóm công tác của Hải quân Hoàng gia Australia, nói. Ảnh: Hải quân Mỹ. |
Trong thời gian tập trận, tàu chiến các nước sẽ phối hợp cùng nhau để huấn luyện các hoạt động hàng hải trong môi trường chiến tranh phức tạp. "Việc này chứng minh khả năng tương tác cao giữa Mỹ, Australia và Nhật Bản", chỉ huy Harris cho biết thêm. Ảnh: Hải quân Mỹ. |
Cuộc tập trận 3 bên giúp cải thiện khả năng sẵn sàng phản ứng tập thể trong việc ứng phó với mọi tình huống. Ảnh: Hải quân Mỹ. |
Tàu chiến 3 nước cùng phi đội chiến đấu từ tàu sân bay Reagan hộ tống phía trên. Ảnh: Hải quân Mỹ. |
Thuyền trưởng Sakano Yusuke, chỉ huy nhóm tàu hộ tống của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, cho biết việc tăng cường hợp tác với Hải quân Mỹ và Australia là cực kỳ quan trọng đối với Nhật Bản, cũng như đóng góp cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ảnh: Hải quân Mỹ. |
Thời gian gần đây, Hải quân Mỹ liên tiếp tổ chức các cuộc tập trận trên Biển Philippines, Biển Đông và eo biển Malacca trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ảnh: Hải quân Mỹ. |