Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện 'siêu Trái Đất' mới ngoài Thái Dương Hệ

Chương trình săn hành tinh của NASA sau ba tháng hoạt động đã phát hiện được ba hành tinh và sáu siêu tân tinh nằm bên ngoài Thái Dương Hệ của Trái Đất.

Sau khi bắt đầu hoạt động vào tháng 7/2018, dự án Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh (TESS) đã nhanh chóng phát hiện hai hành tinh bên ngoài Thái dương hệ, gồm: Pi Mensae b, được mô tả là một "siêu Trái đất" có chu kỳ quay quanh ngôi sao trung tâm kéo dài sáu ngày, và LHS 3844b, hành tinh sỏi đá với chu kỳ quay chỉ 11 tiếng.

Phát hiện mới nhất của TESS là ngoại hành tinh mang tên hiệu HD 21749b. Hành tinh này quay quanh một sao lùn (ngôi sao có độ sáng thấp hơn Mặt trời), cách Trái Đất 53 năm ánh sáng, trong chòm sao Reticulum (Võng Cổ). Hành tinh chỉ mất 36 ngày là hoàn thành quỹ đạo bay.

Cả ba hành tinh đều được phát hiện trong ba tháng đầu hoạt động của TESS. HD 21749b được công bố chính thức tại hội nghị thường niên của Hội Thiên văn Mỹ, diễn ra từ ngày 6-10/1 tại Seattle.

Sieu Trai Dat anh 1
Dự án TESS trong vòng hai năm sẽ khảo sát gần 200.000 ngôi sao sáng nhất gần Thái Dương Hệ để tìm kiếm các hành tinh. Ảnh: AFP.

Các nhà khoa học cho biết ngoại hành tinh này lớn gấp 23 lần Trái Đất và nhiều khả năng là một hành tinh khí. Nó có tầng khí quyển dày hơn Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương (các hành tinh thứ tám và thứ bảy trong Thái Dương Hệ).

Dù nằm gần ngôi sao trung tâm, nhiệt độ bề mặt của HD 21749b vẫn "mát" hơn bình thường, rơi vào khoảng 1.650 độ C. 

"Xét đến vị trí nằm gần một ngôi sao hoạt động mạnh như vậy, đây là hành tinh có nhiệt độ (bề mặt) thấp nhất mà chúng tôi từng biết", Diana Dragomir, chuyên gia tại Viện Vật lý thiên văn và Nghiên cứu không gian Kavli, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), chia sẻ.

"Thật khó để tìm thấy một hành tinh nhỏ bay quanh ngôi sao trung tâm và có nhiệt độ bề mặt thấp. Chúng tôi đã gặp may và sẽ nghiên cứu thêm về trường hợp này", cô khẳng định.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện những dấu vết của một hành tinh khác có kích cỡ tương đương Trái Đất.

Johanna Teskem, thành viên chương trình kính viễn vọng Hubble, đánh giá đây là cơ hội để giới nghiên cứu kiểm chứng liệu hành tinh bằng kích cỡ Trái Đất sẽ có cấu tạo tương tự Trái Đất hay không.

Bên cạnh sứ mệnh "săn hành tinh", chương trình TESS còn ghi nhận những sự kiện diễn ra trong thời gian ngắn ngoài vũ trụ.

Trong thời gian hoạt động, chương trình đã thu thập hình ảnh của sáu siêu tân tinh (sự hình thành ngôi sao mới) ở những dải ngân hà rất xa. Những sự kiện này sau đó được xác nhận bằng kính viễn vọng trên Trái Đất.

Phát hiện ngoại mặt trăng lớn kỷ lục nằm ngoài Thái Dương Hệ

Giới nghiên cứu thiên văn lần đầu phát hiện được mặt trăng nằm bên ngoài Thái Dương Hệ, xoay quanh một hành tinh khổng lồ cách Trái Đất gần 8.000 năm ánh sáng.

Tàu vũ trụ TQ có chuyến hạ cánh lịch sử xuống 'phần tối' của Mặt Trăng

Tàu Hằng Nga 4 của Trung Quốc là tàu vũ trụ đầu tiên của nhân loại hạ cánh xuống "phần tối" của Mặt Trăng, được xem là một bước tiến lớn giúp nhân loại khám phá vũ trụ.

Lê Thanh

Bạn có thể quan tâm