Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dải Ngân hà sẽ bị 'xé nhỏ' vì va chạm với một thiên hà khác

Các nhà khoa học dự đoán dải Ngân hà của loài người sẽ va chạm với một thiên hà vệ tinh trong khoảng 2,5 tỷ năm tới, chấm dứt sự sống trên Trái Đất.

Theo Guardian, khám phá được công bố bởi các nhà thiên văn học thuộc Đại học Durham, Vương quốc Anh. Sau quá trình chạy mô phỏng máy tính, nhóm nghiên cứu kết luận Đám mây Magellan lớn (LMC), một thiên hà vệ tinh của dải Ngân hà, sẽ đi vào quỹ đạo thiên hà của chúng ta, tạo ra vụ va chạm trong khoảng 2,5 tỷ năm tới.

Hiện tại, thiên hà LMC đang cách dải Ngân hà 163.000 năm ánh sáng, và đang di chuyển xa dần với tốc độ khoảng 400 km/s. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết thiên hà này sẽ sớm di chuyển chậm lại và đi ngược về phía thiên hà nơi con người đang sống.

va cham dai ngan ha anh 1
Hình ảnh thiên hà LMC. Ảnh: NASA.

"Toàn bộ dải Ngân hà sẽ bị chấn động mạnh, Hệ Mặt trời của chúng ta có thể sẽ bị tách rời và bị đẩy ra không gian bên ngoài. Nếu điều đó xảy ra, tôi không nhìn thấy khả năng hậu duệ của loài người có thể đối phó", Carlos Frenk, giám độc Viện nghiên cứu Vũ trụ học mô phỏng của Đại học Durham, cho biết.

Các nhà khoa học cho biết vụ va chạm với thiên hà LMC sẽ tiếp thêm sức mạnh cho hố đen nằm ở tâm của dải Ngân hà, vốn thuộc loại nhỏ so với các hố đen cùng loại khác. Hố đen sẽ nhận thêm nhiên liệu từ các ngôi sao và khí gas của LMC và tăng kích thước gấp 10 lần so với hiện tại.

Trong quá trình "nuốt chửng LMC", hố đen sẽ hoạt động mạnh, phóng ra những tia bức xạ năng lượng cao, có khả năng gây diệt chủng hàng loạt đối với Trái Đất cũng như bất cứ hành tinh nào chứa dạng sự sống tương tự như trên hành tinh của chúng ta.

"LMC là một thiên hà lớn nhưng nó sẽ không hủy diệt dải Ngân hà của chúng ta. Nó sẽ tạo ra những màn pháo hoa nhưng không thể gây xáo trộn quá lớn", giáo sư Frenk cho biết.

va cham dai ngan ha anh 2
Thiên hà Andromeda sẽ phá hủy dải Ngân hà khi vụ va chạm xảy ra. Ảnh: Space.com.

Mối quan tâm lớn nhất của giới thiên văn về khả năng va chạm của dải Ngân hà là với thiên hà có tên Andromeda, với kích thước lớn gấp 5 lần thiên hà LMC. Thiên hà Andromeda có thể phá hủy hoàn toàn dải Ngân hà nếu vụ va chạm xảy ra, ước tính trong khoảng 4 tỷ năm nữa.

"Một trong những hệ quả của vụ va chạm với LMC là nó sẽ làm chậm lại ngày tận thế. Vụ va chạm sẽ khiến dải Ngân hà di chuyển một chút khỏi quỹ đạo và cho chúng ta thêm vài tỷ năm (trước khi va chạm với Andromeda)", giáo sư Frenk nhận xét.

'Thấu kính trọng trường' giúp con người nhìn xa vào vũ trụ Hiện tượng thấu kính trọng trường xuất hiện khi ánh sáng từ các ngôi sao bị bẻ cong do di chuyển gần vật thể có lực hấp dẫn lớn như hố đen hay cụm thiên hà.

Tàu Trung Quốc gửi hình ảnh đầu tiên về vùng tối của Mặt trăng

Hình ảnh đầu tiên về phần xa của Mặt trăng đã được máy quay gắn trên tàu vũ trụ Trung Quốc gửi về không lâu sau khi hạ cánh thành công.

Vũ trụ kỳ vĩ qua những bức ảnh ấn tượng nhất năm 2018

Cụm sao NGC 1898 tỏa sáng rực rỡ, siêu bão trên Sao Mộc hay mắt bão Florence là những bức ảnh ấn tượng về vũ trụ được các phi thuyền và kính viễn vọng ghi lại trong năm 2018.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm