Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Phát hiện mới về kháng thể của vaccine Pfizer

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy vaccine của Pfizer-BioNTech có hiệu quả đáng chú ý với biến chủng Mu - từng được WHO cảnh báo có nguy cơ kháng vaccine.

Biến chủng Mu (B.1.621) - được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào dạng biến chủng cần quan tâm - gần đây gây lo ngại sau khi nổi lên các báo cáo chỉ ra khả năng thoát miễn dịch gia tăng so với các biến chủng khác.

Nhóm chuyên gia Nhật Bản từ Đại học y thành phố Yokohama và Bệnh viện Đại học thành phố Yokohama đã thực hiện nghiên cứu cho thấy vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech đạt hiệu quả 76% trong việc vô hiệu hóa biến chủng Mu, theo News Medical.

Hỗn hợp kháng thể đơn dòng chứa casirivimab và imdevimab cũng có tác dụng hiệu quả với biến chủng gây nhiều chú ý này.

Nhà khoa học Kei Miyakawa cùng cách đồng nghiệp tham gia nghiên cứu nói rằng dù biến chủng Mu có thể trở thành vấn đề một khi nó thay thế vị trí thống trị của biến chủng Delta (B.1.617.2), nhưng các vaccine phòng ngừa Covid-19 hiện nay cùng hỗn hợp kháng thể đơn dòng gồm casirivimab và imdevimab vẫn tạo hiệu quả tốt trong bảo vệ đa số người dân.

bien chung nguy hiem anh 1

Vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech đạt hiệu quả 76% trong việc vô hiệu hóa biến chủng Mu. Ảnh: NIAID.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào cuối tháng 12/2019, sự lây lan nhanh chóng và tiến hóa của virus SARS-CoV-2 đã dẫn tới sự nổi lên của một số biến chủng với khả năng lây nhiễm gia tăng và thậm chí có những biến chủng mang tiềm năng kháng vaccine.

Được phát hiện lần đầu tại Colombia đầu năm 2021, biến chủng Mu đã gây ra một số chùm ca bệnh rải rác tại Mỹ và châu Âu. Số ca dương tính với chủng virus này tại Mỹ đạt đỉnh vào giữa tháng 7 và có xu hướng giảm từ thời điểm đó.

Hiện vaccine được cho là cách tiếp cận hứa hẹn nhất để đạt được miễn dịch cộng đồng và ngăn chặn đại dịch, các quốc gia trên thế giới không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục các chương trình tiêm chủng trong khi chuẩn bị cho sự xuất hiện của các biến chủng mới có nguy cơ tránh được miễn dịch.

Cho tới nay, WHO đã đưa 4 biến chủng vào danh sách gây lo ngại (VOC), gồm Alpha, Beta, Gamma, Delta lần lượt được phát hiện lần đầu tiên ở Anh, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ.

Biến chủng Mu, cùng Lambda hiện nằm trong danh sách các biến chủng “đáng quan tâm”, tức được xác định là nguy hiểm hơn các biến chủng ban đầu của virus SARS-CoV-2, nhưng chưa có dấu hiệu đáng lo bằng các biến chủng trong danh sách VOC.

Người đàn ông có siêu kháng thể, tự khỏi bệnh Covid-19 John Hollis được phát hiện có "siêu kháng thể" trong máu giúp miễn dịch với Covid-19. Ngay cả khi pha loãng đến 10.000 lần, máu của ông vẫn có thể tiêu diệt được 90% virus.

Châu Á vươn lên trong cuộc đua tiêm ngừa Covid-19

Dù khởi đầu chậm, một số nước châu Á đã hoặc đang trên đà vượt Mỹ và châu Âu về tỷ lệ tiêm ngừa Covid-19 đầy đủ cho người dân, mang đến hy vọng lớn về cuộc sống bình thường mới.

Cảnh báo mới về biến chủng Mu

Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 9/9 cho biết Mu có thể là biến chủng đáng lo ngại dù đến nay chưa có dữ liệu cho thấy nó có khả năng vượt biến chủng Delta.

Hồng Đậu

Bạn có thể quan tâm