Nhiều thập kỷ qua, không ai biết những dấu tích còn sót lại cuối cùng của con chó sói túi Tasmania, hay còn gọi là hổ Tasmania, nằm ở đâu.
Hóa ra, chúng ẩn mình ngay chỗ dễ thấy nhất, tại Bảo tàng và Gallery Nghệ thuật Tasmania (TMAG) trên một hòn đảo ở Australia, nơi mà chúng đã biến mất trong hơn 80 năm qua.
Hộp sọ của con hổ Tasmania cuối cùng đã chết trong Sở thú Hobart vào ngày 7/9/1936. Ảnh: Bảo tàng và Gallery Nghệ thuật Tasmania. |
Hổ Tasmania có kích cỡ bằng một con sói đồng cỏ, đã tuyệt chủng khoảng 2.000 năm trước, chỉ trừ vùng Tasmania. Chúng là loài động vật săn mồi đỉnh cao còn sống duy nhất ở thời hiện đại, là mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái trên hòn đảo. Tuy nhiên, con người thời đó không ưa gì chúng.
Những người châu Âu sống ở Tasmania vào những 1800 cho rằng hổ Tasmania là loài động vật chuyên tấn công gia súc (mặc dù trong nhiều trường hợp, chó hoang và sự quản lý môi trường sống yếu kém của con người mới là nguyên nhân chính). Họ đã tiêu diệt tất cả hổ Tasmania đến mức tuyệt chủng.
Con hổ Tasmania cuối cùng là một con cái già, bị đánh bẫy và bán cho một sở thú vào tháng 5/1936, theo TMAG.
Nó chết vài tháng sau đó và xác của nó được chuyển đến Bảo tàng. Nhưng sở thú không lưu giữ bất kỳ hồ sơ nào về việc mua bán con thú này bị đánh bẫy là bất hợp pháp, có nghĩa là người đặt bẫy có thể bị phạt.
Điều đó có nghĩa là các nhà nghiên cứu và nhân viên bảo tàng hoàn toàn không nắm được tầm quan trọng của hổ Tasmania trong danh mục bảo tàng.
Robert Paddle, một nhà tâm lý học so sánh từ Đại học Công giáo Australia nói rằng: "Nhiều năm quá, những người phụ trách bảo tàng và các nhà nghiên cứu đã đi tìm những phần còn sót lại của chúng nhưng không có kết quả, vì không có manh mối nào của hổ Tasmania từ năm 1936 được lưu lại trong các bản ghi chép động vật học. Do đó, người ta nghĩ rằng xác của nó đã bị vứt đi".
Sau khi được đưa đến TMAG, xác của con hổ Tasmania ấy đã bị lột da và tách xương để làm mẫu vật dạy học. Những giáo viên tại bảo tàng sẽ sử dụng mẫu vật ấy để giải thích về giải phẫu cơ thể hổ Tasmania cho học sinh, và chúng thường được chuyển ra ngoài bảo tàng.
Trong thời gian đó, hầu hết mọi người đã lầm tưởng rằng cá thể hổ Tasmania cuối cùng đã chết tại Sở thú Beaumaris ở Hobart, ngày 7/19/1936.
Cho tới gần đây, điều này mới được nhận ra là sai lầm, khi một báo cáo của một nhà độn xác của bảo tàng được tìm thấy. Báo cáo từ năm 1936 đã đề cập đến một con hổ Tasmania trong loại các mẫu vật vào thời điểm đó.
Mary Mulcahy, giám đốc TMAG cho biết: "Thật buồn vui lẫn lộn khi bí ẩn xung quanh dấu tích của con hổ Tasmania cuối cùng đã được tìm thấy, ngay trong kho báo cáo của TMAG".
Phần còn lại hiện được trưng bày trong phòng trưng bày hổ Tasmania của bảo tàng để phục vụ công chúng.
Trong những năm gần đây, hổ Tasmania đã xuất hiện trở lại nhờ nỗ lực gây tranh cãi của các nhà khoa học, khi truy xuất ADN cổ đại, chỉnh sửa gene và sinh sản nhân tạo.