Khi trả lời phỏng vấn của báo Le Monde hôm 30/8, Tổng thống Hollande tuyên bố Pháp vẫn ủng hộ việc trừng phạt chính phủ Syria bằng vũ lực, dù Anh rút lui sau phiên bỏ phiếu của quốc hội hôm 29/8.
Hollande không cần sự tán thành của quốc hội trong mọi quyết định liên quan tới Syria. Ông có thể ra lệnh tấn công Syria trước khi các nghị sĩ tranh luận về vấn đề đó.
Đoàn thanh sát vũ khí hóa học của Liên Hợp Quốc tới bệnh viện quân sự Yousef al-Azma tại thành phố Damacus hôm 30/8 để thăm và phỏng vấn những nạn nhân của vụ tấn công bằng khí độc. Ảnh: Reuters. |
"Mọi lựa chọn đều có thể xảy ra. Pháp muốn thực hiện một hành động tương xứng và nghiêm khắc đối với Damascus. Chỉ vài nước trên thế giới có thể thực thi trừng phạt bằng các biện pháp phù hợp. Pháp là một trong những nước ấy. Chúng tôi đã sẵn sàng hành động và sẽ quyết định quan điểm của chúng trong các cuộc thảo luận kín với các đồng minh", Reuters dẫn lời ông Holland trong cuộc phỏng vấn.
Anh luôn là một trong những đồng minh quân sự đáng tin cậy nhất của Mỹ. Tuy nhiên, hôm qua chính phủ Anh không thể thuyết phục quốc hội chấp thuận kế hoạch tấn công Syria.
Yuri Ushakov, cố vấn về chính sách đối ngoại của tổng thống Nga, nói rằng việc quốc hội Anh phản đối tấn công Syria cho thấy thái độ của phần lớn người dân châu Âu.
"Mọi người bắt đầu nhận ra mức độ nguy hiểm của kịch bản tấn công Syria. Nga đang tích cực hành động để tránh một cuộc can thiệp quân sự vào đất nước này", Ushakov phát biểu.
Nga phản đối can thiệp quân sự vào Syria. Moscow cho rằng một cuộc tấn công sẽ chỉ làm căng thẳng gia trăng và phá hủy cơ hội chấm dứt nội chiến.