Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Paris có bị cháy thiêu hay không?

Đó là câu hỏi mà lúc này có thể đặt lại một lần nữa không chỉ bởi dân thành phố Paris. Nhìn lại quá khứ để thấy Paris không dễ bị khuất phục.

Người Pháp giương cao quốc kỳ bên ngoài nhà hàng Le Carillon, một trong những nơi mà vụ khủng bố xảy ra, trong buổi tưởng niệm nạn nhân vào ngày 16/11. Ảnh: Reuters
Người Pháp giương cao quốc kỳ bên ngoài nhà hàng Le Carillon, một trong những nơi mà vụ khủng bố xảy ra, trong buổi tưởng niệm nạn nhân vào ngày 16/11. Ảnh: Reuters

Và câu trả lời chính thức là từ Tổng thống Pháp Francois Hollande khi phát biểu chiều thứ hai 17/11 tại Đại hội (quốc dân) quy tụ hai Viện Quốc hội Cộng hòa Pháp tại lâu đài Versailles, biểu tượng của lịch sử và văn minh Pháp.

“Bọn khủng bố ngỡ rằng các dân tộc tự do sẽ để cho nỗi kinh hoàng tạo ấn tượng. Không phải vậy đâu, Cộng hòa Pháp đã bao lần vượt qua những thử thách khác, và vẫn còn đó, mạnh khỏe. Và những kẻ thách thức luôn luôn là những kẻ thua cuộc của lịch sử. Lần này cũng sẽ lại là như vậy”, ông nhắc nhở. Đó là thông điệp cho khủng bố.

Thách thức trong lịch sử cận đại nhất là "liệu Paris có bị cháy thiêu hay không?” khi tướng Đức quốc xã Von Choltitz, tổng trấn Paris chiếm đóng, được lệnh của Hitler đốt sạch các đền đài, di tích của “kinh đô ánh sáng” vào tháng 8/1944. Nhưng tướng Von Choltitz đã bất tuân thượng lệnh và đầu hàng vô điều kiện..

Rất đông người Pháp, trong đó có đương kim Tổng thống Francois Hollande và vô số người trên thế giới, cũng như rất đông khán giả Sài Gòn còn nhớ phim này, chiếu năm 1966.

Không! Paris sẽ không bị thiêu rụi. Không chỉ do tướng Von Choltitz dừng tay, mà nếu viên tướng này không ra lệnh đó thì lực lượng kháng chiến Pháp dưới sự chỉ huy của Jacques Chaban-Delmas cũng đã sẵn sàng lấy thân mình ra bảo vệ kinh thành của họ. Một hành động không chỉ riêng dân tộc Pháp mới làm, mà mọi dân tộc độc lập đều làm.

Thách thức ngày nay mà ông Francois Hollande thề sẽ đáp trả có khác với thách thức năm 1944 về hình thái thể hiện, song vẫn là một trong nội dung: khuất phục dân tộc và Nhà nước Pháp bằng cách gieo sợ hãi kinh hoàng.

Thế nhưng, thách thức năm 2015 khác với thách thức năm 1994 ở chỗ: "Những kẻ muốn hành hạ người dân Pháp bằng cách thẳng cánh đánh vào những người vô tội là những kẻ hèn nhát đến nỗi chúng ta đã không lao vào một cuộc chiến giữa các nền văn minh, do lẽ bọn sát nhân đó làm gì có nền văn minh nào”, ông Hollande nói.

Trên thực tế, nếu như tướng Von Choltitz đã không "phi văn minh" đến mức ra lệnh thiêu hủy Paris như “dị nhân” Hitler, thì những kẻ từ đâu đó chỉ đạo vụ “thứ sáu 13/11”, khi ra lệnh xả súng bắn thẳng vào các đám đông, cũng đã "phi văn minh" y hệt Hitler.  Thản nhiên ra lệnh sát hại bằng hơi ngạt biết bao nhiêu con người trong các trại tập trung, chỉ có thể là Hitler, kẻ "mang xác người song lại vô nhân tính".

Paris không cháy rụi đâu, câu chuyện năm 1944 cũng sẽ cùng kết luận năm 2015, 2016…để đi vào lịch sử như một bài học kiên cường chống xâm lược, đoàn kết dân tộc, bảo vệ quốc gia, cho mọi dân tộc trên thế giới.

Vụ khủng bố 13/11 được lường trước như thế nào?

Doanh nhân Pháp từng làm việc tại Việt Nam chia sẻ với Zing.vn rằng người dân đã lường trước thảm kịch như vụ khủng bố Paris 13/11 và chủ đề quan trọng sắp tới là hàn gắn xã hội.

Thánh chiến Hồi giáo và xung đột giữa các nền văn minh

Từ khởi đầu ở Beirut năm 1983, phong trào “thánh chiến Hồi giáo” chống phương Tây đã vươn vòi bạch tuộc tới 6 châu lục.

Danh Đức

Bạn có thể quan tâm