Tổng thống Panama José Raúl Mulino. Ảnh: Reuters. |
Ông Mulino cũng bác khả năng giảm cước phí cho các tàu thuyền Mỹ - động thái đáp trả lời đe dọa của ông Trump về việc yêu cầu trả lại quyền kiểm soát tuyến đường thủy quan trọng nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương cho Washington, theo Guardian.
"Không có gì để bàn luận cả", Tổng thống Mulino phát biểu tại một cuộc họp báo.
"Kênh đào này là của Panama và thuộc về người Panama. Chúng tôi không có ý định thực hiện bất kỳ cuộc đối thoại nào về thực tế này", ông nói thêm. Theo ông, Panama đã phải hy sinh máu, mồ hôi và nước mắt cho kênh đào này.
Kênh đào được khánh thành vào năm 1914, do Mỹ xây dựng nhưng đã được trao cho Panama vào ngày 31/12/1999, theo các hiệp ước được ký kết hai thập kỷ trước đó giữa Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và nhà lãnh đạo Panama Omar Torrijos.
Trước đó, vào hôm 21/12, ông Trump đã chỉ trích khoản phí "vô lý" đối với các tàu Mỹ đi qua kênh đào này và ám chỉ đến ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Nếu phía Panama không thể đảm bảo "hoạt động an toàn, hiệu quả và đáng tin cậy" của kênh đào, "thì chúng tôi sẽ yêu cầu Kênh đào Panama được trả lại cho chúng tôi, toàn bộ và không cần bàn cãi", ông Trump khẳng định.
Theo ước tính, khoảng 5% lưu lượng hàng hải toàn cầu đi qua Kênh đào Panama. Kênh đào giúp các tàu thuyền di chuyển giữa châu Á và bờ đông nước Mỹ tránh được tuyến đường dài và nguy hiểm vòng qua mũi phía nam của Nam Mỹ.
Mỹ là bên sử dụng kênh đào này nhiều nhất với 74% lưu lượng hàng hóa, tiếp đến là Trung Quốc với 21%.
Tổng thống Mulino cho biết phí sử dụng kênh đào "không được thiết lập theo ý muốn của tổng thống hoặc ban quản lý" tuyến đường thủy liên đại dương này, mà theo một "quy trình công khai và minh bạch" đã được thiết lập từ lâu. Ông cũng bác tin về sự can thiệp của Trung Quốc vào kênh đào này.
Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế
Mục Thế giới giới thiệu cuốn “Quốc gia thăng trầm: Lý giải vận mệnh của các nền kinh tế” được NXB Thế giới cho ra mắt vào năm 2018. Tác phẩm làm rõ sự phát triển và đi xuống của nền kinh tế thế giới từ cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Cuốn sách vạch ra 10 quy luật để nhận diện về chu kỳ kinh tế dẫn đến vận mệnh tăng trưởng hay suy thoái của một quốc gia.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.