Sức ảnh hưởng của các hãng xe Trung Quốc tại Nga ngày càng lớn. Ảnh: Bloomberg. |
Theo Bloomberg, những hãng xe đến từ Trung Quốc, bao gồm Geely, Chery, Great Wall đã chiếm 17% thị trường ôtô Nga vào năm 2022.
Ở chiều hướng ngược lại, hầu hết nhà sản xuất xe hơi lớn nhất trên thế giới, gồm Volkswagen và Toyota, đều đã rời khỏi Nga sau khi quốc gia này có cuộc xung đột với Ukraine vào một năm trước đó.
Các công ty phương Tây, từ Apple, Sony, BP cho đến McDonald’s, đều đã rút khỏi Nga sau khi những biện pháp trừng phạt kinh tế được áp dụng tại quốc gia này.
Sự hiện diện của xe hơi Trung Quốc
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục hoạt động ở Nga mà không bị ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt. Các công ty này cũng ít phải đối mặt với nguy cơ bị người tiêu dùng tại quê nhà phản ứng dữ dội.
Hãng xe Renault SA lại không được may mắn như vậy. Công ty đã phải hứng chịu thiệt hại lớn nhất trong số các doanh nghiệp buộc phải miễn cưỡng rút khỏi Nga cách đây một năm.
Sau khi ông Volodymyr Zelenskiy, Tổng thống Ukraine, chỉ trích nhà sản xuất ôtô và các doanh nghiệp khác của Pháp đang hoạt động tại Nga. Công ty Renault đã phải ngừng hoạt động tại thị trường lớn thứ hai của mình và tổn thất số tài sản trị giá 2,4 tỷ USD.
Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc hiện chưa gặp phải trở ngại lớn. Tuy nhiên, sự hiện diện của họ tại Nga có thể khiến mạng lưới các đối tác toàn cầu không hài lòng. Không chỉ vậy, người tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu cũng sẽ dần mất thiện cảm với các hãng xe hơi đến từ Trung Quốc.
Geely là một trong những doanh nghiệp xe hơi Trung Quốc tiếp tục hoạt động tại Nga. Ảnh: Bloomberg. |
Theo Jeffrey Sonnenfeld, giáo sư tại ĐH Yale, Geely và những nhà sản xuất ôtô Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn khi hoạt động ở phần còn lại của thế giới và hợp tác với các công ty như Renault. Điều này sẽ tốt hơn việc cố gắng giành lấy thị trường ở Nga.
Các hãng xe phương Tây và nhiều công ty khác có liên quan tới những nhà sản xuất ôtô Trung Quốc vẫn đang hoạt động ở xứ sở bạch dương có thể sẽ phải đối mặt với áp lực chính trị cho tới khi họ cắt đứt quan hệ với doanh nghiệp làm ăn với Nga.
Các công ty không nên đánh giá thấp mức độ ủng hộ mà người dân châu Âu dành cho Ukraine. Tôi nghĩ đây là điều sẽ khiến Trung Quốc ngạc nhiên nhất
Bà Marina Rudyak, trợ lý giáo sư về Nghiên cứu Trung Quốc tại ĐH Heidelberg
Bà Marina Rudyak, trợ lý giáo sư về nghiên cứu Trung Quốc tại ĐH Heidelberg của Đức, cho biết ba nhà sản xuất ôtô hàng đầu của Trung Quốc tại thị trường Nga, bao gồm Chery, Great Wall và Geely có thể đã “lướt qua tầm ngắm” vì họ không nổi tiếng ở châu Âu hoặc Mỹ.
“Các công ty không nên đánh giá thấp mức độ ủng hộ mà người dân châu Âu dành cho Ukraine. Tôi nghĩ đây là điều sẽ khiến Trung Quốc ngạc nhiên nhất”, bà Marina Rudyak chia sẻ.
Lợi ích nhỏ nhưng rủi ro lớn
Theo đài truyền hình CCTV đưa tin, Great Wall Motors, hãng ôtô Trung Quốc duy nhất có cơ sở sản xuất ở Nga, đã bán chiếc SUV Haval của mình cho quân đội Nga vào năm 2021.
Trang web của Haval cho biết họ có các công ty con ở Úc, Mỹ cùng một mạng lưới bán hàng trải rộng trên 60 quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, doanh số bán hàng tại nước ngoài của Great Wall chỉ là một phần nhỏ so với thị trường nội địa. Điều này làm giảm khả năng hãng nhận về phản ứng dữ dội từ các bên.
Nhà máy sản xuất xe hơi của Great Wall tại Nga. Ảnh: Bloomberg. |
Trong khi đó, hãng xe Chery, thương hiệu ôtô Trung Quốc bán chạy nhất ở Nga vào năm ngoái, lại có thị trường chính ở Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi. Đây là các khu vực quay lưng lại với Nga trong cuộc xung đột tại Ukraine.
Các lợi ích mà các công ty Trung Quốc đang gặt hái ở Nga khá nhỏ so với những rủi ro địa chính trị mà họ đang phải gánh chịu.
Theo số liệu từ Công ty phân tích Autostat, doanh số bán hàng trung bình tại Nga trong năm 2022 của Chery là 4.475 xe/tháng, Great Wall đạt 2.940 xe/tháng, Geely là 2.035 xe/tháng.
Doanh số bán xe của Nga đã dao động mạnh trong thập kỷ qua. Vào năm 2015, doanh số đã giảm tới 36% sau khi nước này bị trừng phạt vì sáp nhập Crimea vào Moscow.
Thị trường ôtô mới của Nga vào năm ngoái có quy mô nhỏ hơn 5% so với Trung Quốc. Theo ông Temur Umarov, một thành viên tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, lý do này khiến Great Wall là công ty xe hơi duy nhất của Trung Quốc có nhà máy sản xuất tại Nga.
“Nga là một nơi không thể đoán trước để làm việc và không ai biết điều gì sẽ xảy ra. Một cuộc khủng hoảng kinh tế đang cận kề và sức mua của người dân rất thấp”, ông Temur Umarov nhận định.
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.