Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

'Ông thánh thơ ngông'

“Ông thánh thơ ngông” là biệt danh mà người đời đặt cho một nhà thơ tài năng, cá tính của nước ta.

Tac gia anh 1

Câu 1: Vị thám hoa có hiệu là Thiên Nam cư sĩ, từng viết hơn 40 tập sách?

  • Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Nguyễn Huy Oánh
  • Nguyễn Duy Thì
  • Phạm Đình Hổ

Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) có tên húy là Xuân, tự là Kính Hoa, hiệu là Thạc Đỉnh, Lựu Trai, biệt hiệu là Thiên Nam cư sĩ. Ông là người làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, huyện La Sơn (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), một làng quê nổi tiếng bởi Văn phái Hồng Sơn. Ông am hiểu thiên văn, địa lý, sử, triết và có tài về hội họa. Ông để lại một sự nghiệp trước tác đồ sộ, gồm 40 tập sách khác nhau. Ảnh: Báo Bình Phước.

Tac gia anh 2

Câu 2: Tác giả nào có biệt danh “Ông thánh thơ ngông”?

  • Nguyễn Văn Siêu
  • Cao Bá Quát
  • Lý Đạo Tái
  • Nguyễn Trực

“Ông thánh thơ ngông” là biệt danh của Cao Bá Quát (1809-1855). Ông quê gốc làng Phú Thị (Gia Lâm, Hà Nội), sinh ra và lớn lên ở khu Đình Ngang, phía Nam thành Thăng Long. Tài văn chương của Cao Bá Quát đã được vua Tự Đức ngợi khen "Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán", tức văn như của Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thì đời Tiền Hán cũng không bằng. Giỏi văn thơ, Cao Bá Quát là người rất ngang tàng, không sợ cường quyền. Đặc điểm này đã đi vào văn chương của ông, từ đó ông có biệt danh “Ông thánh thơ ngông”. Ảnh: Thư viện lịch sử.

Tac gia anh 3

Câu 3: "Bà chúa thơ Nôm" là biệt danh của…?

  • Hồ Xuân Hương
  • Bà Huyện Thanh Quan
  • Đoàn Thị Điểm
  • Nguyễn Thị Lộ

“Bà chúa thơ Nôm” là biệt danh người đời đặt cho nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Bà vốn người gốc Nghệ An nhưng lớn lên ở kinh thành Thăng Long. Dù sáng tác cả thơ chữ Nôm lẫn chữ Hán, thơ Nôm là thành tựu nổi bật nhất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Ảnh: Wikipedia.

Tac gia anh 4

Câu 4: Nhà văn nào có biệt danh “Ông vua tùy bút”?

  • Nam Cao
  • Nguyễn Tuân
  • Thạch Lam
  • Nguyên Hồng

Ông vua tùy bút là biệt danh của nhà văn Nguyễn Tuân (1910-1987). Ông viết nhiều đề tài nhưng nổi bật nhất vẫn là tùy bút và bút ký với những tác phẩm nổi tiếng như Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua. Ảnh: Hội Nhà văn.

Tac gia anh 5

Câu 5. Ai có biệt danh “Ông vua phóng sự Bắc Kỳ”?

  • Nguyễn Minh Châu
  • Vũ Trọng Phụng
  • Nguyễn Quang Sáng
  • Nguyên Ngọc

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một trong những nhà văn lớn nhất của nước ta giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám (1945). Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, ông để lại cho nền văn học nước nhà hơn 30 truyện ngắn, 9 tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa. Tiêu biểu nhất là lĩnh vực phóng sự, Vũ Trọng Phụng được mệnh danh “Ông vua phóng sự Bắc Kỳ”. Ảnh: Hội Nhà văn.

Tac gia anh 6

Câu 6: Tác giả được mệnh danh “Người viết sử bằng văn chương”?

  • Nguyễn Huy Oánh
  • Nguyễn Huy Tưởng
  • Nguyễn Minh Châu
  • Nguyễn Gia Thiều

"Người viết sử bằng văn chương" là biệt danh của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960). Ông là tác giả tiêu biểu về đề tài lịch sử, qua các tiểu thuyết như Đêm hội Long Trì (1942), An Tư công chúa (1943), kịch Vũ Như Tô (1943, Lá cờ thêu sáu chữ vàng... Ảnh: Hội Nhà văn.

Tac gia anh 7

Câu 7: Ai có biệt danh “Hồng hà nữ sĩ”?

  • Nguyễn Thị Hinh
  • Đoàn Thị Điểm
  • Nguyễn Thị Lộ
  • Sương Nguyệt Anh

"Hồng Hà nữ sĩ" là tên hiệu của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1749). Bà là nữ nhà văn, nhà thơ lớn của nước ta, sống vào thời Hậu Lê, tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học Việt Nam bấy giờ. Ảnh: Báo Hưng Yên.

'Truyện Kiều' còn có tên nào khác?

"Truyện Kiều" là sáng tác nổi bật của đại thi hào Nguyễn Du, cũng là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của nền văn học nước ta.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm