Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông Lê Nguyễn Minh Quang: Tôi tự tin không gây thất thoát, lãng phí

Trao đổi với Zing.vn, Trưởng ban Quản lý đường sắt TP.HCM Lê Nguyễn Minh Quang ông xin nghỉ vì lý do sức khỏe và tự tin không gây lãng phí, thất thoát.

Trưởng ban quản lý Đường sắt đô thị: 'Tôi hiểu cách làm của nhà thầu' Ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng ban Quản lý Đường sắt đô thị, cho biết ông từng là nhà thầu nên hiểu cách cách làm của nhà thầu cũng như đường đi của họ.

Sáng 26/12, Trưởng ban Quản lý đường sắt  đô thị TP.HCM Lê Nguyễn Minh Quang có cuộc trò chuyện với Zing.vn về vấn đề việc đường hầm metro số 1 từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố đã có sự thay đổi về thiết kế mà chưa thông qua cơ quan có thẩm quyền.

Xin nghỉ vì vấn đề sức khỏe

Chia sẻ về việc hai lần nộp đơn xin nghỉ việc, Trưởng ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM Lê Nguyễn Minh Quang, cho biết ông muốn nghỉ vì vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, quyết định vẫn thuộc về thành phố. Khi chưa có quyết định gì, ông vẫn làm việc bình thường.

Trước thông tin nhiều nhân sự của ban nộp đơn xin nghỉ, hoặc có nhu cầu xin nghỉ, ông Quang cũng cho hay đây là sự việc không mong muốn, tuy nhiên tùy trường hợp phải trò chuyện, chia sẻ với mọi người, đảm bảo tình hình nhân sự cho ban.

Ban quan ly duong sat TP.HCM anh 1
Ông Lê Nguyễn Minh Quang chia sẻ với Zing.vn sáng 26/12. Ảnh: Trương Khởi.

Giảm độ dày tường vây tiết kiệm 93 tỷ đồng

Về thông tin chủ đầu tư đã điều chỉnh tường vây đường hầm dày 2 m xuống còn 1,5 m mà chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ông Quang nói: "Những gì tôi làm đều có mục đích giảm chi phí và thời gian thi công. Những sai sót hay thất thoát nếu có, theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, thì có thể chia thành hai giai đoạn. Nếu trước 27/6/2016 thì thuộc về nhiệm kỳ trước. Còn nếu sau 27/6/2016, khi tôi về nhận nhiệm vụ, tôi chịu trách nhiệm. Nhưng tôi biết mình không gây lãng phí, thất thoát gì".

Tuy nhiên, ông Quang cũng thừa nhận có sai sót về trình tự báo cáo. Theo đó, tháng 4/2017, chủ đầu tư đã yêu cầu Liên danh tư vấn NJPT của Nhật nghiên cứu, xem xét điều chỉnh chiều dày tường vây từ 2 m xuống 1,5 m nhằm mục đích giảm chi phí xây dựng (giảm khoảng 93 tỷ đồng), và rút ngắn thời gian thi công (khoảng 5 tháng).

Phía tư vấn này đã có báo cáo thiết kế kỹ thuật thay đổi kèm bảng vẽ và bảng tính toán, cho biết việc này đạt yêu cầu kỹ thuật và an toàn.

Ban quan ly duong sat TP.HCM anh 2
Một đoạn tuyến metro 1 tại TP.HCM. Ảnh: Lê Quân.

Sau đó, để đánh giá lại khách quan theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở GTVT TP và Ban Quản lý Đường sắt đô thị tiếp tục thống nhất lựa chọn một tư vấn thiết kế khác, thực hiện việc thẩm tra độc lập về khả năng chịu lực, độ ổn định của tường vây và công trình lân cận sau khi điều chỉnh.

Theo báo cáo của thẩm tra, khả năng chịu lực của tường vây đảm bảo, vì giảm chiều dày tường nhưng đã tăng cường thêm cốt thép. Từ đó, về cơ bản, chiều dày tường vây điều chỉnh còn 1,5 m vẫn đảm bảo chịu lực và ổn định.

Sở Giao thông Vận tải đã thống nhất với Ban quản lý đường sắt triển khai điều chỉnh việc tăng cường khung chống thi công tường (tăng kích thước, thay đổi vật liệu khung chống, thưc hiện dự ứng ứng lực trước cho khung chống, tăng số lương khung chống,...).

Đồng thời, yêu cầu các bên phải liên kết chặt chẽ để kiểm soát và kịp thời xử lý phát sinh nếu có.

Ban quan ly duong sat TP.HCM anh 3
Ông Lê Nguyễn Minh Quang. Ảnh: Trương Khởi.

Trước đó, Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho biết Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM đã thay đổi độ dày tường vây giảm từ 2 m thành 1,5 m. Việc này làm giảm chi phí xây dựng khoảng 93 tỷ đồng), và rút ngắn thời gian thi công khoảng 5 tháng.

Tuy nhiên, Ban Quản lý Đường sắt đô thị đã phê duyệt thiết kế khi chưa có báo cáo thẩm định và không đúng trình tự thẩm quyền theo quy định. Việc này có thể dẫn đến chuyển vị đất nền chưa phù hợp với khuyến cáo tư vấn. Kiểm toán Nhà nước đề nghị các bên liên quan có biện pháp theo dõi và xử lý thích hợp để đảm bảo an toàn cho dự án và công trình lân cận...

Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM được thành lập ngày 13/9/2007, thuộc UBND TP, có chức năng, nhiệm vụ là Chủ đầu tư các dự án đường sắt đô thị thành phố.

Năm 2007, UBND TP phê duyệt dự án tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên với tổng mức đầu tư là 17.388 tỷ đồng và không thuộc diện phải trình Quốc hội để phê duyệt chủ trương đầu tư.

Đến năm 2009, tư vấn chung dự án đã tính toán và xác định tổng mức đầu tư được cập nhật tương đương 47.325 tỷ đồng. Nguyên nhân cho việc tăng vốn này là do tăng đầu tư cho đầu máy, toa xe, trang thiết bị nhà ga, sự biến động của nguyên, nhiên vật liệu do trược giá; cập nhật tỉ giá Yên Nhật - đồng VN do trượt giá…

Đến 2014, dự án được điều chỉnh lên hơn 54.000 tỷ đồng.

Sau 6 năm thi công, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên mới hoàn thành 56% khối lượng.

Đường hầm metro số 1 tại TP.HCM bị điều chỉnh khác với thiết kế

Đường hầm metro số 1 từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát thành phố đã có sự thay đổi về thiết kế, cụ thể là điều chỉnh độ dày tường vây mà chưa thông qua cơ quan có thẩm quyền.





Trương Khởi - Ngân Giang

Bạn có thể quan tâm