Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông Erdogan thừa nhận thiếu sót trong ứng phó thảm họa động đất

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hôm 8/2 thừa nhận phản ứng của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sau khi hứng chịu trận động đất chết chóc nhất trong một thập kỷ vẫn còn những "thiếu sót".

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 8/2 đã đến thăm tỉnh Hatay, một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận động đất. Ảnh: AP.

Phát biểu trên được đưa ra trong chuyến thăm của Tổng thống Erdogan tới tỉnh Hatay ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận động đất hôm 6/2 với hơn 3.300 người thiệt mạng và nhiều tòa nhà bị phá hủy.

Theo AP, nhiều người dân tại Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích công tác tìm kiếm, cứu nạn sau trận động đất của chính quyền đang diễn ra quá chậm.

"Chúng ta không thể chuẩn bị trước cho những thảm họa với quy mô lớn như trận động đất vừa qua. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chăm sóc cho mọi người dân bị ảnh hưởng bởi trận động đất", ông nói trong chuyến thăm hôm 8/2.

Bên cạnh đó, Tổng thống Erdogan cũng đáp trả những chỉ trích đối với công tác ứng phó thảm họa của Thổ Nhĩ Kỳ, cáo buộc rằng đây là "lời nói dối với mục đích bôi bác chính quyền", được lan truyền bởi những người "không trung thực".

Các nhà chức trách tại Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đang nỗ lực ngăn chặn sự lan truyền của những thông tin sai sự thật.

Công tác tìm kiếm, cứu nạn sau trận động đất tại Syria và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang diễn ra với sự tham gia của hàng chục nghìn nhân viên cứu hộ địa phương cùng các nhóm hỗ trợ từ hơn 20 quốc gia. Tuy nhiên, quy mô lớn của thảm họa khiến nhiều nạn nhân bị mắc kẹt sau trận động đất vẫn phải chờ để được giải cứu.

Các chuyên gia cho biết cơ hội sống sót của những nạn nhân bị mắc kẹt dưới đống đổ nát đang ngày càng giảm dần theo thời gian.

"72 tiếng đầu tiên sau trận động đất là khoảng thời gian then chốt. Tỷ lệ sống sót sau khi bị mắc kẹt trong 24 tiếng là 74%, sau 72 tiếng là 22%. Cho đến ngày thứ 5, con số này chỉ là 6%", Steven Godby, một chuyên gia về thiên tai tại Đại học Nottingham Trent ở Anh cho biết.

Vấn đề Trung Đông

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này…

>>Độc giả có thể đọc thêm tại đây.

Syria lần đầu tiên đề nghị EU cứu trợ

Hai ngày sau trận động đất khiến hơn 12.000 người thiệt mạng, quan chức Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/2 cho biết khối này đã nhận được yêu cầu cứu trợ đầu tiên từ chính phủ Syria.

Hơn 12.000 người đã chết vì động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Số người thiệt mạng trong trận động đất hôm 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã vượt mốc 12.000 người. Con số trên dự kiến tiếp tục tăng do sức tàn phá lớn của trận động đất.

An Bình

Bạn có thể quan tâm