Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông Erdogan 'gặt hái quả ngọt'

Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức “gặt hái quả ngọt” sau khi ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, với việc ông Biden cam kết ủng hộ tiến trình bán máy bay chiến đấu F-16 cho Ankara.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp ông Recep Tayyip Erdogan bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, một ngày sau khi thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển được ký kết, Guardian đưa tin.

Trong cuộc gặp, ông Biden hoan nghênh việc Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi phản ứng, đồng thời nói sẵn sàng giúp đỡ quá trình hiện đại hóa lực lượng không quân của Ankara. Tổng thống Mỹ cũng cảm ơn ông Erdogan vì nỗ lực đóng vai trò trung gian trong cuộc chiến ở Ukraine, trong đó hỗ trợ kho dự trữ ngũ cốc của Ukraine rời biển Đen.

Phát biểu tại cuộc họp ngắn hôm 29/6, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh quốc tế tại Lầu Năm Góc - Celeste Wallander - nói rằng khả năng phòng thủ mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ củng cố khả năng phòng thủ của NATO.

“Mỹ ủng hộ việc Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại hóa phi đội máy bay chiến đấu vì điều đó sẽ đóng góp cho an ninh của NATO, cũng như an ninh của Mỹ. Những kế hoạch này đang được thực hiện. Chúng tôi đang làm việc để thông qua các quy trình ký kết hợp đồng”, bà Wallander nói.

thuy dien phan lan nop don xin gia nhap nato anh 1

Tổng thống Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ gặp mặt bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO. Ảnh: Anadolu Agency.

Hồi tháng 10/2021, Thổ Nhĩ Kỳ đặt yêu cầu với Mỹ về việc mua 40 máy bay chiến đấu F-16 do Lockheed Martin sản xuất và gần 80 phụ tùng hiện đại hóa các máy bay chiến đấu hiện có của nước này.

Washington lúc đó ngần ngại bày tỏ ý kiến công khai về thương vụ này, nói rằng tất cả hoạt động mua bán vũ khí phải trải qua các quy trình pháp lý cần thiết.

Washington cho biết Quốc hội Mỹ sẽ nắm quyền quyết định về thỏa thuận này. Việc mua bán máy bay chiến đấu cho Thổ Nhĩ Kỳ gây nhiều tranh cãi vì Ankara từng mua hệ thống phòng không của Nga, điều mà nhiều thượng nghị sĩ Mỹ cho rằng “không phù hợp với tư cách thành viên NATO”.

Trước đó, ông Erdogan liên tục phản ứng, cảnh báo quyết tâm ngăn Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO. Guardian cho rằng đây là động thái nhằm khẳng định vị trí trung tâm của Thổ Nhĩ Kỳ với NATO, đồng thời thúc ép phần còn lại của liên minh coi trọng mối đe dọa từ người Kurd với an ninh biên giới phía nam của nước này.

Hai nước Bắc Âu đã đảm bảo sẽ thực hiện các bước hỗ trợ kiểm soát “khủng bố” trong nước. Trong đó, lãnh đạo 2 quốc gia này cam kết không hỗ trợ nhóm PKK hoặc YPG, hoặc bất cứ ai ủng hộ giáo sĩ Fethullah Gülen - người Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc dàn dựng âm mưu đảo chính năm 2016.

Tiêm kích NATO chạm trán máy bay trinh sát Nga Video mới được NATO giải mật cho thấy tiêm kích khối này có những lần giáp mặt sát với máy bay quân sự Nga bên trên bầu trời châu Âu, giữa lúc căng thẳng gia tăng vì Ukraine.

Thổ Nhĩ Kỳ đòi Thụy Điển, Phần Lan dẫn độ nghi phạm khủng bố

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẽ tìm cách dẫn độ 33 nghi phạm "khủng bố" từ Thụy Điển và Phần Lan theo một thỏa thuận nhằm mở đường cho hai nước này gia nhập NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh cho Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO

Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/6 bãi bỏ quyền phủ quyết đối với nỗ lực gia nhập liên minh NATO của Phần Lan và Thụy Điển, sau khi 3 quốc gia đạt được thỏa thuận chung.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm