Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Obama hối thúc Thượng viện thông qua Công ước về Luật biển

Ngày 2/6, Tổng thống Barack Obama thúc giục Thượng viện Mỹ phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) nhằm nâng cao vai trò của Mỹ trong các vấn đề quốc tế.

Phát biểu tại Học viện Không quân Mỹ ở Colorado Springs, bang Colorado ngày 2/6, Tổng thống Obama cho rằng, một trong những cách hiệu quả nhất để chỉ dẫn và làm việc với các nước khác là thông qua các hiệp ước. Theo ông, Thượng viện Mỹ nên phê chuẩn UNCLOS vốn được đưa ra để giải quyết các tranh chấp về biển dựa trên luật pháp quốc tế.

"Nếu chúng ta thực sự quan ngại trước các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, Thượng viện cần giúp thúc đẩy vai trò của Mỹ bằng cách phê chuẩn Công ước về Luật biển như giới chức quân sự đã kêu gọi. Đây là thời điểm để Thượng viện làm công việc của mình và giúp nâng cao vai trò của Mỹ", trang web Bộ Quốc phòng Mỹ dẫn lời Tổng thống Obama nói.

Phát biểu của ông Obama được đưa ra trong bối cảnh Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague (Hà Lan) sắp ra phán quyết cuối cùng trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách "đường lưỡi bò" nuốt gần trọn Biển Đông.

Obama hoi thuc phe chuan cong uoc ve luat bien anh 1

Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: AP

 

UNCLOS ra đời năm 1982 và có hiệu lực từ năm 1994, với 162 quốc gia phê chuẩn. Vốn dĩ Công ước được hình thành để tạo ra khuôn khổ pháp lý cần thiết cho các quốc gia nhằm ứng xử hiệu quả đối với nhiều vấn đề liên quan đến biển. Nó cũng tạo ra nhiều cơ chế phục vụ cho việc giải quyết các tranh chấp và quản lý nguồn tài nguyên biển.

Mỹ tích cực tham gia vào quá trình đàm phán, soạn thảo UNCLOS, nhưng trải qua các đời Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush với nhiều lần đề nghị Thượng viện phê chuẩn, việc thông qua Công ước này thất bại do sự chống đối của một số thượng nghị sĩ bảo thủ của đảng Cộng hoà.

Phe phản đối cho rằng phê chuẩn Công ước sẽ đem lại những bất lợi cho Mỹ như ảnh hưởng tới chủ quyền quốc gia. Họ thậm chí còn cho rằng quyền tự do hàng hải của Mỹ sẽ bị hạn chế nếu tham gia UNCLOS. Ngoài ra, phe phản đối khẳng định, Washington không cần thiết phải phê chuẩn UNCLOS vì trên thực tế Mỹ đã thực hiện phần lớn các điều khoản của Công ước.

Mỹ là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ quyền tự do đi lại trên biển và trên không tại Biển Đông. Nước này nhiều lần điều tàu chiến và phi cơ áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông để thể hiện rõ lập trường.

'Biển Đông có thể nóng lên sau khi Nhà Trắng có ông chủ mới'

Đây là nhận định của phóng viên kỳ cựu Bill Hayton khi trả lời phỏng vấn một trang blog, nơi tập hợp các học giả trẻ của Trung Quốc, về diễn biến Biển Đông trong năm 2016.

9 câu hỏi lớn trong vụ Philippines kiện Trung Quốc

Nếu Tòa Trọng tài tháng 6 ra phán quyết có lợi cho Philippines trong vụ kiện yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc trên Biển Đông, Bắc Kinh sẽ bị mất mặt trên trên trường quốc tế.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm