Năm 1619, một con tàu hải tặc cập bến ở Jamestown, đổi hơn 20 nô lệ da màu để lấy lương thực, chính thức khởi đầu thời kỳ nô lệ ở các bang thuộc địa Anh và sau đó là nước Mỹ.
|
Ngày 24/8 vừa qua, Virginia tổ chức ngày lễ tưởng nhớ tròn 400 trăm năm chế độ mua bán nô lệ chính thức bắt đầu tại khu định cư đầu tiên của thực dân Anh - vùng đất nay đã trở thành nước Mỹ. Nghi lễ gội rửa linh hồn và nhớ về cội nguồn, quá khứ nô lệ đau thương của người Mỹ gốc Phi, diễn ra từ lúc bình minh bên bãi biển Buckroe. Ảnh: Washington Post. |
|
Buổi lễ còn có sự tham gia và chủ trì của các tù trưởng bộ lạc đến từ Cameroon. Những người tham gia nghi lễ còn chơi trống da của các bộ lạc châu Phi để tưởng nhớ về nguồn gốc của mình. Ảnh: Reuters. |
|
"Họ nói tôi nên thả lỏng mình, để cho trôi đi những giận dữ và sợ hãi, để cho linh hồn của tổ tiên được yên nghỉ", Tiffini Mason Johnson, đến từ Maryland, chia sẻ. Ảnh: Washington Post. |
|
Trong một ngày tháng 8/1619, tàu hải tặc Anh mang tên Sư tử Trắng đã cập bờ tại Point Comfort, nằm gần vùng đất mà nay là Hampton, bang Virginia. Theo ghi chép của John Rolfe - một chủ đồn điền và người giám sát tại thuộc địa Anh thời điểm đó, tàu đổi hơn 20 người da đen lấy lương thực tiếp tế. Những người này bị cướp từ một tàu chở nô lệ của Tây Ban Nha, đi từ châu Phi vượt qua Đại Tây Dương để đến Tân Thế giới. Ảnh: Washington Post. |
|
Những người da màu đầu tiên ở đất thuộc địa Anh - vùng đất sau đó đã tuyên bố độc lập rồi trở thành nước Mỹ, bị thực dân bắt từ Vương quốc Ndongo, nay là Angola, để đưa đến thuộc địa Veracruz của Tây Ban Nha, nay là một thành phố của Mexico. Hải tặc đã cướp lại số nô lệ này rồi ghé vào thuộc địa của Anh. Vụ trao đổi đã chính thức khởi đầu chế độ nô lệ ở khu định cư Jamestown, hiện là bang Virginia. Ảnh: Reuters. |
|
Phải gần 100 năm sau nước Mỹ mới được khai sinh và chế độ nô lệ cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Năm 1725, có gần 42.000 nô lệ người châu Phi được chuyển đến Chesapeake, Virginia. Chỉ 50 năm sau, con số này tăng gần gấp 3 lần, đạt khoảng 127.200 người. Năm 1860, số nô lệ gốc Phi tại Mỹ đã lên đến 3,9 triệu người. Phải sau khi nội chiến kết thúc và nhờ sắc lệnh năm 1863 của Tổng thống Mỹ Abraham Linlcon, nô lệ tại Mỹ mới được trả tự do. Ảnh: Reuters.
|
|
Địa điểm diễn ra vụ trao đổi nô lệ đầu tiên trên đất Mỹ đã trở thành Pháo đài Monroe, nay là một di tích lịch sử thuộc quản lý của Cơ quan Công viên Quốc gia Mỹ. Cơ sở rộng gần 228 ha đang được quản lý bởi Terry Brown và các cộng sự. Brown cũng là giám sát trưởng người da màu đầu tiên tại khu di tích Pháo đài Monroe. Ảnh: Guardian. |
|
Phát biểu tại sân khấu được dựng trong khuôn viên khu di tích, thượng nghị sĩ Dân chủ Tim Kaine của bang Virginia mô tả buổi lễ đã thể hiện rõ sự đặc biệt của nước Mỹ, với gốc rễ quốc gia từ khát khao tự do lẫn chế độ nô lệ. Ảnh: Reuters. |
|
"Hệ thống mua bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương là một trong những tội ác tàn nhẫn nhất từng tồn tại. Thế nhưng, bằng một cách nào đó, chúng ta thật may mắn khi con cháu của hệ thống tàn nhẫn đó giờ đây là một phần của đất nước", Tim Kaine nói. Ảnh: Washington Post. |
|
Buổi lễ tại vùng vịnh Hampton Roads diễn ra giữa giai đoạn nạn phân biệt chủng tộc vẫn ám ảnh xã hội Mỹ, khi tư tưởng da trắng thượng đẳng có tiếng nói ngày một lớn và những phát ngôn của Tổng thống Donald Trump liên tục gây chia rẽ. Cũng tại Virginia năm 2017, một vụ đụng độ giữa người ủng hộ tư tưởng da trắng thượng đẳng với người biểu tình ở Charlottesville khiến 1 người tử vong. Ảnh: Reuters. |
|
"Nếu chúng ta muốn bắt đầu sửa sai những tội lỗi 4 thế kỷ trước, nếu chúng ta muốn làm sáng tỏ những khuất tất trong quá khứ, chúng ta phải tự hành động", Thống đốc Ralph Northam, phát biểu ngày 24/8. Ông tuyên bố sẽ đánh giá lại tiêu chuẩn dạy các vấn đề lịch sử liên quan đến người da màu tại địa phương. "Chúng ta đã tự kể sai câu chuyện của chính mình trong một thời gian quá lâu". Ảnh: Reuters. |
|
"Việc chúng tôi gìn giữ được văn hóa của mình, tồn tại qua suốt 400 năm qua, là một điều rất đáng để tự hào", Terry E. Brown, giám sát viên khu di sản Pháo đài Monroe, chia sẻ. Ảnh: Reuters. |
chế độ nô lệ tại Mỹ
Donald Trump
Mỹ
Mexico
lễ tưởng nhớ 400 năm chế độ nô lệ bắt đầu
người Mỹ gốc Phi
người Mỹ da màu
nô lệ
Mỹ